Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh ba mẹ cần phải làm sao?

Hiện nay, tầm quan trọng và chất lượng vượt trội của sữa mẹ trong việc bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tăng trưởng về thể chất và trí tuệ của trẻ ngày càng được quan tâm. Chính vì vậy, có rất nhiều ba mẹ đều có mong muốn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị bất dung nạp Lactose với sữa mẹ khiến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé bị ảnh hưởng với những biểu hiện như: tiêu chảy, đầy hơi, nôn ọe, … khiến không ít các mẹ bỉm lo lắng, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Vậy làm thế nào để mẹ nhận biết được chính xác hội chứng hiện tượng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị hữu hiệu nhất? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc bấy lâu nay của mẹ về vấn đề trẻ sơ sinh bị bất dung nạp Lactose. Mẹ hãy kiên trì đến cuối bài để giải quyết hết những thắc mắc nhé!

Hiện tượng bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh?

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Còn Lactose là một loại đường không thể thiếu trong sữa mẹ, sữa công thức và các sản phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, ... Trẻ không dung nạp được Lactose đồng nghĩa với việc cơ thế con không thể phân giải được lượng đường này do thiếu enzyme Lactase được tiết ra từ dạ dày.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất khi trẻ sơ sinh bất dung nạp Lactose mẹ cần lưu tâm và nắm rõ:

- Bé tỏ thái độ cáu gắt, không hợp tác mỗi khi mẹ cho bú sữa.

- Sau khi uống sữa từ 30 phút đến 2 tiếng hệ tiêu hóa của con sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:

+ Bụng trương cứng, phình to, đầy hơi, hay xì hơi bởi lúc này Lactose không được hấp thu đi tới đại tràng và được lên men yếm khí, tạo ra nhiều khí hơi trong bụng.

+ Trẻ bị tiêu chảy, đi phân lỏng dạng nước, có bọt khí, mùi chua đôi khi có cả tia máu.

+ Nôn trớ, quấy khóc do khả năng chứa sữa trong dạ dày của trẻ kém dẫn tới tình trạng sữa bị đẩy ngược trở lại thực quản gây hiện tượng nôn trớ.

+ Trẻ có biểu hiện cong lưng, nắm chặt tay chân do bụng bị co thắt, đau quặn.

- Xuất hiện hăm tã hoặc hăm đỏ quanh hậu môn do bị đi ngoài nhiều lần.

Cách chữa bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh

Do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu hụt enzyme lactase dẫn đến hội chứng bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại. Với mỗi loại sẽ có những giải pháp cải thiện khác nhau, cụ thể như sau:

  • Bất dung nạp Lactose bẩm sinh: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu bé sinh non sẽ làm gia tăng khả năng mắc chứng bất dung nạp Lactose bẩm sinh mặc dù tỷ lệ phần trăm mắc bệnh này rất thấp (chỉ chiếm khoảng 0,001%). Bởi trong 3 tháng cuối thai kỳ, các enzyme lactase sẽ được sản sinh ra nhiều hơn. Bé sinh non cũng đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa còn rất non nớt cùng với lượng enzyme lactase bị thiếu hụt dẫn tới việc không thể dung nạp được đường Lactose có trong sữa mẹ gây ra hiện tượng tiêu chảy, …

Ngoài ra, trẻ bất dung nạp Lactose bẩm sinh cũng có thể là do di truyền. Điều này chỉ xảy ra, khi cả bố và mẹ đều truyền lại cho trẻ cùng một biến thể gen và được gọi là di truyền dạng lặn. Nếu rơi vào tình trạng này, con sẽ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt ngay sau khi sinh.

  • Bất dung nạp Lactose thứ phát: Như chúng ta đã biết, ở trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện do đó khi đường ruột bị tổn thương do vi khuẩn hoặc virus sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ruột non. Lúc này sẽ xảy ra hiện tượng không dung nạp Lactose ở trẻ. Tuy nhiên, nếu ba mẹ kịp thời phát hiện và có những phương pháp hỗ trợ hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh hơn thì những triệu chứng do không dung nạp được Lactose trong sữa cũng sẽ dần biến mất. Còn nếu hệ tiêu hóa của con vẫn chưa hồi phục mà tiếp tục bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ... do bất dung nạp Lactose trong sữa mẹ, sữa bột hoặc các chế phẩm từ sữa thì lượng enzyme được sản sinh trong ruột non ngày càng giảm sút và khiến tình trạng tiêu chảy của con sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp này, mẹ vẫn có thể tiếp tục cho con bú với lượng sữa vừa phải để theo dõi hoạt động của hệ tiêu hóa từ đó có những điều chỉnh tăng dần lượng sữa sao cho phù hợp với thể trạng của con. Kết hợp với những sản phẩm sữa công thức chuyên dụng dành riêng cho trẻ bất dung nạp Lactose chính là giải pháp hoàn hảo để hỗ trợ tối đa quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này mẹ nhé.

Trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose có nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ?

Đây là một trong những câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra khi trẻ sơ sinh gặp hiện tượng không dung nạp được đường Lactose. Mẹ cần lưu ý như sau:

- Đối với bé còn trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn (từ 0 đến 6 tháng tuổi) dù con có bị tiêu chảy mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú sữa bởi bên cạnh lượng đường Lactose thì trong sữa mẹ còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác cũng như những kháng thể giúp hệ tiêu hóa của con dần dần cải thiện và khỏe mạnh hơn, đồng thời hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng đi ngoài do không hấp thu được đường Lactose.

- Đối với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên con đã bắt đầu chuyển sang ăn dặm, mẹ hãy lựa chọn những sản phẩm không chứa đường Lactose như các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cà rốt, rau cải xoăn, các loại hạt như hạt chia, ngũ cốc nguyên hạt, ... hoặc những loại hải sản như cá hồi, tôm, cá ngừ, ... trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với các sản phẩm sữa không chứa đường Lactose để thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh và cân bằng của bé.

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị bất dung nạp lactose

Mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được những ảnh hưởng do trẻ không dung nạp được Lactose bằng cách:

- Tìm hiểu thật kỹ những thông tin về sản phẩm trước khi cho bé ăn hoặc uống

Một số sản phẩm chứa đường Lactose như: váng sữa, sữa bột không béo, bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên, bơ thực vật, bánh mì, ... nếu không kiểm tra thành phần trên vỏ bao bì cẩn thận sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

- Để ý cách bé phản ứng với sữa sau khi uống

- Đảm bảo bổ sung cho bé đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển đó là: nhóm tinh bột, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và cuối cùng là các khoáng chất. Bên cạnh đó thì các mẹ cũng nên bổ sung thêm sữa công thức chuyên biệt dành cho trẻ bất dung nạp Lactose để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất tốt nhất giúp trẻ có thể phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.

Enlilac Probi Red - Sữa dành cho trẻ bất dung nạp lactose

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sữa công thức chuyên biệt dành cho trẻ bị hiện tượng bất dung nạp Lactose. Một trong những dòng sữa hiện đang được nhiều bà mẹ sử dụng cho con của mình đó là dòng Enlilac Probi Red, một dòng sữa của hãng sữa Enlilac, được sản xuất bởi nhà máy Nano Food với nguyên liệu sữa được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

Sữa bất dung nạp Lactose Enlilac Probi Red là dòng sữa chuyên biệt với công thức không chứa đường Lactose giúp kích thích hệ tiêu khỏe mạnh cho những bé không thể dung nạp được đường Lactose. Dòng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2018 và được cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Sử dụng sữa Enlilac Probi Red sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cường sức đề kháng và giúp trẻ phát triển toàn diện tốt nhất nhờ những thành phần dinh dưỡng vượt trội có trong sữa. Có thể kể đến như betaglucan, vitamin, kẽm, chất đạm, carbohydrate, chất béo. Đặc biệt là dòng sữa không chứa thành phần đường Lactose nên quý khách hoàn toàn an tâm khi sử dụng cho bé bị bất dung nạp Lactose.

Các mẹ quan tâm tới dòng sản phẩm này, hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Nano Healthtech để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất về thành phần, công dụng, cách sử dụng sữa đạt hiệu quả tốt nhất dành riêng cho bé yêu nhà mình.

Trên đây là những thông tin về hội chứng bất dung nạp Lactose ở trẻ sơ sinh. Qua bài viết, hy vọng mẹ đã hiểu rõ hơn về hiện tượng này từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook