Theo thống kê cho biết, trên thế giới cứ 100 người thì sẽ xuất hiện 3-5 trường hợp mắc bệnh suy giáp. Đây là một căn bệnh có diễn biến âm thầm, nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. "Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?" là câu hỏi được rất nhiều người mắc bệnh suy giáp và người thân trong gia đình bệnh nhân quan tâm. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này đồng thời tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh suy giáp qua những thông tin được chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hàm lượng hormone đế tham gia vào những hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Chính điều này làm cho những bộ phận khác trong cơ thể hoạt động chậm lại, khiến người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, khô da.
Tùy vào độ tuổi mắc bệnh mà biểu hiện của bệnh suy giáp cũng vì thế mà khác nhau.
Ngoài ra, bệnh suy giáp còn được biết đến với những tên gọi như: suy tuyến giáp, nhược năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến giáp.
Dưới đây là những nguyên nhân làm cho tế bào tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone tuyến giáp thường gặp nhất:
- Do bệnh tự miễn: Trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh có thể nhầm các tế bào tuyến giáp với những vi khuẩn có hại và tấn công chúng. Dẫn đến cơ thể không còn đủ tế bào tuyến giáp cùng các enzyme để sản xuất ra lượng hormone tuyến giáp.
Tỷ lệ gặp phải trường hợp này ở nữ giới thường sẽ cao hơn nam giới.
Viêm tuyến giáp tự miễn có thể xuất hiện một cách đột ngột hoặc cũng có thể phát triển chậm trong nhiều năm. Dạng thường gặp nhất của căn bệnh này đó là viêm tuyến giáp xơ teo và viêm tuyến giáp Hashimoto.
- Sau khi phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp với người mắc ung thư tuyến giáp, nhân tuyến giáp, bệnh Basedow: Trong trường hợp cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp thì chắc chắn người bệnh sẽ bị suy giáp.
- Điều trị bức xạ: Với những trường hợp mắc bướu nhân độc, bệnh Basedow được điều trị bằng Iot phóng xạ thì tỷ lệ người bệnh mất đi một phần hoặc toàn bộ chức năng của tuyến giáp là rất cao.
- Mắc bệnh suy giáp bẩm sinh: Có những trường hợp, trẻ mới sinh ra nhưng không có tuyến giáp hoặc tuyến giáp chỉ được hình thành một phần dẫn đến hoạt động không bình thường của tuyến giáp.
- Viêm tuyến giáp: Viêm tuyến giáp có thể do tự miễn dịch hoặc do nhiễm virus làm cho tuyến giáp giải phóng cùng lúc toàn bộ hormone tuyến giáp vào máu khiến tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra cường giáp trong thời gian ngắn sau đó sẽ làm cho tuyến giáp hoạt động kém dần dẫn đến bệnh suy giáp.
- Do sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp trong thời gian dài: interleukin-2, interferon alpha, lithium và amiodarone đều là những loại thuốc gây cản trở hoạt động của tuyến giáp mà bạn cần chú ý khi sử dụng.
- Ăn quá nhiều hoặc quá ít Iot: Iot là thành phần không thể thiếu đối với quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá ít hoặc quá nhiều Iot cũng có thể gây ra bệnh suy giáp hoặc làm cho bệnh suy giáp trở nên nghiêm trong hơn.
- Tuyến yên bị tổn thương: Tuyến yên có công dụng kích thích hoạt động bài tiết hormone tuyến giáp. Do đó, khi tuyến yên bị tổn thương do phẫu thuật, khối u, bức xạ sẽ gây ra hậu quả làm cho tuyến giáp có thể giảm hoặc ngừng sản xuất hormone.
Ngoài ra, có thể do tuyến giáp bị một số rối loạn hiếm gặp xâm nhập như: bệnh amyloidosis, bệnh sarcoidosis, bệnh huyết sắc tố, ...
- Bệnh suy tuyến giáp thường không có dấu hiệu nhận biết điển hình, một vài dấu hiệu phổ biến nhất bao gồm: mệt mỏi, khô da, rụng tóc, suy giảm trí nhớ, nhịp tim chậm, táo bón, ...
- Với những người có tiền sử phẫu thuật tuyến giáp, xạ trị vùng cổ hoặc có người thân trong gia đình từng mắc bệnh lý về tuyến giáp.
- Xét nghiệm máu: Việc tiến hành xét nghiệm TSH tăng và FT4 giảm chính là dấu hiệu chẩn đoán chính xác nhất cho bệnh suy giáp.
Bệnh suy giáp không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng người bệnh có thể kiểm soát bằng cách thay thế nguồn sản xuất hormone tuyến giáp từ không đủ trở lại bình thường. Một số loại thuốc có chứa hormone tương tự với hormone tuyến giáp T4 như: Levosum, Berlthyrox, Levothyroxine, Tamidan, Disthyrox, ...
Với trường hợp người bệnh mắc suy tuyến giáp nặng, đe dọa đến tính mạng thì sẽ được điều trị ngoại trú. Trường hợp người bệnh sử dụng thyroxine (hormone T4) nhưng không thấy cải thiện có thể sử dụng kết hợp với liothyronine (T3) và thuốc thường dùng là Cytomel®.
Xuyên suốt quá trình sử dụng hormone tuyến giáp, người bệnh cần theo dõi sát xao để điều chỉnh lượng hormone sao cho phù hợp. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức dẫn tới bệnh cường giáp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm tra định kỳ nồng độ TSH sau 6-8 tuần.
- Trong trường hợp, trẻ bị suy giáp và cần sử dụng thuốc hormone tuyến giáp liên tục thì ba mẹ cần kiểm tra nồng độ TSH thường xuyên để đảm bảo con có thể phát triển về cả trí não và thể chất nhé.
Tóm lại, không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh suy giáp. Nhưng nếu người bệnh uống thuốc điều trị đều đặn và thăm khám định kỳ thì sẽ kiểm soát tốt căn bệnh này.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi "Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?". Bệnh cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy giáp cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh theo hướng tốt nhất nhé. Bạn có thể tham khảo thêm dòng sữa cho người bị suy giáp Enlilac Thyro - một trong những loại sữa được nhiều người tin tưởng và lựa chọn nhất hiện nay.
Để biết thêm thông tin dinh dưỡng của dòng sữa này, bạn hãy liên hệ ngay với Nano Healthtech qua những thông tin chi tiết dưới đây nhé
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH
Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.
Điện thoại: 024.224.00.555
Website: nanohealthtech.vn
Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *