Những bệnh lý về tuyến giáp thường gặp là ung thư tuyến giáp, cường giáp, suy giáp. Điều đáng chú ý là tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp cao hơn rất nhiều so với nam giới. Cụ thể, theo thống kê của trang med.news.am cho biết tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới cao hơn từ 3-10 lần so với nam giới. Vậy bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không? Phương pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp ở phụ nữ như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy theo dõi đến cuối để bỏ túi thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe bản thân và mọi trường xung quanh nhé!
Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới bởi họ phải trải qua nhiều biến đổi về nội tiết tố tại những thời điểm như: dậy thì, kinh nguyệt, quá trình mang thai, hậu sản và giai đoạn tiền mãn kinh, ... Nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này ở phụ nữ bao gồm:
Rối loạn hoạt động của tuyến giáp thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho biết, phụ nữ có nguy cơ gặp phải tình trạng tự miễn cao hơn so với nam giới.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ lượng hormone Human chorionic gonadotropin (βhCG) sẽ tăng cao. Trong khi đó, loại hormone này lại có chức năng giống với hormone kích thích tuyến giáp TSH làm cho cơ thể tiết ra loại hormone thyroxin (T4) vượt mức cho phép gây ra bệnh cường giáp. Điều này khiến mẹ bầu bị nghén nặng, chán ăn dẫn đến sụt cân, rối loạn điện giải, ... Tuy nhiên, sau khi sinh lượng hormone βhCG sẽ giảm xuống đồng thời mọi chức năng của tuyến giáp sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Đối với phụ nữ mang thai, tuyến giáp có thể tăng kích thước từ 10-15% so với bình thường.
Trong trường hợp phụ nữ mang thai mắc bệnh về tuyến giáp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi như: tăng nguy cơ bị sảy thai, thai lưu, tác động đến sự phát triển trí não của trẻ sau này, mắc bệnh tim bẩm sinh, sinh non, thai nhi chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, ... Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý kiểm soát tốt bệnh liên quan đến tuyến giáp để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho biết tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh dao động từ 6-8%. Trong giai đoạn mang thai, dưới tác động của hormone βhCG sẽ giúp các loại bệnh lý tự miễn dịch ổn định. Tuy nhiên, sau khi sinh những loại bệnh lý này lại dễ dàng tái phát gây ra bệnh viêm giáp, cường giáp. Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ sau sinh với những biểu hiện như: thương xuyên lo lắng, mệt mỏi, ăn không ngon, khó thở, hồi hộp, trầm cảm, ...
Có đến khoảng 50% phụ nữ giai đoạn mãn kinh mắc bệnh nhân giáp hoặc đa nhân giáp. Căn bệnh này hầu như không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh không có chế độ dinh dưỡng hợp lý vẫn bổ sung nhiều iot sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh bướu giáp.
Tuyến giáp được xem là một trong những tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể. Trong đó, hormone tuyến giáp đóng vai trò không thể thiếu trong hầu hết các quá trình chuyển hóa. Vì vậy, khi mắc bệnh tuyến giáp sẽ gây rối loạn chức năng sản xuất hormone từ đó làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: tim mạch, loãng xương, giảm thị lực, tổn thương thần kinh, ...
Bệnh về tuyến giáp thường có diễn biến âm thầm cùng những triệu chứng khó nhận biết nên mọi người thường phát hiện bệnh khá muộn khi cơ thể đã xuất hiện biến chứng. Đặc biệt là với người bệnh ung thư tuyến giáp, nếu phát hiện muộn những tế bào ung thư di căn đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể dẫn tới tỷ lệ tử vong tăng cao.
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, nhất là trong tháng đầu của thai kỳ thai nhi lượng hormone tuyến giáp của con được nhận hoàn toàn từ mẹ. Sự rối loạn hoạt động hormone tuyến giáp sẽ gây tác động không tốt đến tốc độ phát triển của mọi cơ quan trong cơ thể của thai nhi. Do đó, mẹ bầu mắc bệnh tuyến giáp thì khả năng cao con sinh ra sẽ bị dị tật, chậm phát triển hoặc có nguy cơ bị lưu thai.
Như vậy, "Có" đáp án cho câu hỏi bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không.
Tùy vào loại bệnh tuyến giáp cũng như mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Trong đó, 2 phương pháp chính trong điều trị bệnh tuyến giáp đó là:
Bệnh suy giáp ở phụ nữ có thể dùng phương pháp sử dụng hormon thay thế giúp bổ sung lượng bị thiếu hụt. Còn đối với bệnh cường giáp thì sẽ được điều trị bằng thuốc đặc trị có công dụng kìm hãm quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Bên cạnh đó, tùy vào từng biến chứng từng người gặp phải bác sĩ điều trị sẽ chỉ định loại thuốc sử dụng kết hợp giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Đây là phương pháp thường được lựa chọn điều trị cho người bệnh ung thư tuyến giáp, bướu tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu phải cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp buộc người bệnh cần sử dụng liệu pháp hormone liên tục mỗi ngày.
Bệnh liên quan đến tuyến giáp rất đa dạng, với mỗi đối tượng sẽ xuất hiện những biểu hiện lâm sàng khác nhau và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự phòng tránh căn bệnh này bằng những cách sau:
Điều chỉnh thực đơn ăn uống lành mạnh cùng đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau. Ưu tiên sử dụng những loại rau xanh hoặc trái cây tươi giúp cân bằng hormone tuyến giáp.
Thường xuyên luyện tập thể dụng nâng cao sức khỏe đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Thực hiện lối sống sinh hoạt khoa học như: ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ, không thức khuya, hạn chế sử dụng rượu bia hay những loại chất kích thích, ...
Với phụ nữ mang thai cần lưu ý bổ sung đủ iot mỗi ngày giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tuyến giáp gây ra, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không. Bên cạnh những phương pháp phòng ngừa bệnh tuyến giáp được gợi ý ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo bạn nên bổ sung thêm những dòng sữa cho người bệnh tuyến giáp. Trong đó, nổi trội nhất phải nhắc đến đó là hai dòng sữa Enlilac Thyro dành cho người bệnh suy giáp, ung thư tuyến giáp và Enlilac Thyro LID dành cho người bệnh cường giáp hoặc cho người đang trong chế độ ăn kiêng iot.
Để tham khảo rõ hơn về công dụng vượt trội của hai dòng sữa này, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được giải đáp cụ thể hơn nhé.
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH
Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.
Điện thoại: 024.224.00.555
Website: nanohealthtech.vn
Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *