Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Bệnh viêm tuyến giáp là gì? Có mấy loại viêm tuyến giáp?

Viêm giáp là hiện tượng xuất hiện phản ứng viêm tại vị trí tuyến giáp. Việc tuyến giáp bị viêm sẽ gây ảnh hưởng đến một loạt các nhóm chức năng có liên quan của cơ thể. Vậy cụ thể bệnh viêm tuyến giáp là gì? Và bệnh này được chia thành mấy loại? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

viem-tuyen-giap-la-gi

Viêm tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình cánh bướm nằm ở khu vực dưới cổ tiết ra nhiều loại hormone giúp kiểm soát mọi hoạt động chuyển hóa, … Viêm tuyến giáp hay còn được gọi tắt là viêm giáp là tình trạng bệnh lý xuất hiện tế bào viêm hoặc mô xơ tại tuyến giáp. Bệnh này có thể xảy ra trên tuyến giáp của người bình thường hoặc trên bướu giáp sẵn có. Viêm giáp có thể gây ra tình trạng hormone tuyến giáp tiết ra quá ít hoặc quá nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 

Bệnh viêm tuyến giáp có mấy loại?

Do có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng viêm giáp như: virus, vi khuẩn hoặc do hệ miễn dịch kém, … dẫn tới nhiều loại viêm giáp khác nhau, cụ thể:

benh-viem-tuyen-giap-Hashimoto

Viêm tuyến giáp mạn tính

Bệnh viêm giáp mạn tính Hashimoto là một loại bệnh tự miễn phổ biến nhất và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về tuyến giáp, trong đó có suy giáp. Khi bị Hashimoto, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: bị bướu cổ, cơ thể uể oải, mệt mỏi, đau mỏi các khớp, tóc xơ yếu dễ bị gãy rụng,... 

Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn và virus nhưng đối với người bệnh Hashimoto thì hệ thống miễn dịch lại sinh ra những kháng thể tấn công vào chính các cơ quan, trong đó có tuyến giáp.

Lúc này, tuyến giáp bị phá hủy dần dần và quá trình diễn ra rất âm thầm nên đa số người bệnh khó phát hiện ra. Chỉ đến khi tuyến này bị phá hủy quá nhiều, không sản xuất đủ lượng hormone mà cơ thể cần gây ra bệnh suy giáp.

Một cuộc khảo sát đã cho biết, khoảng 5% người trưởng thành sẽ mắc bệnh viêm giáp Hashimoto và tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. 

viem-tuyen-giap-ban-cap-la-gi

Viêm tuyến giáp bán cấp

Là dạng bệnh phổ biến chỉ đứng sau viêm tuyến giáp Hashimoto, thường xuất hiện sau một đợt bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm hầu họng. Trong giai đoạn đầu, tuyến giáp bị phá hủy sẽ giải phóng ra nhiều hormone dự trữ, gây bệnh cường giáp tạm thời. Nhưng chỉ sau 1-2 tháng, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng suy giáp nặng do tuyến giáp đã bị phá hủy, mất khả năng sản xuất hormone, còn lượng hormone dự trữ thì đã được giải phóng hết. Sau từ 6-9 tháng, hầu hết người bệnh sẽ trở về bình giáp, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp sẽ bị suy giáp vĩnh viễn.

Có 2 dạng viêm giáp bán cấp, bao gồm:

Dạng đau dữ dội: Bộ phần tuyến giáp bị sưng và làm đau toàn bộ vùng cổ. Gây ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày, ăn uống khó khăn, mất ngủ, ...

Vùng trước cổ bị sưng làm cho toàn bộ vùng cổ đau dữ dội gây hạn chế vận động, nuốt đau, mất ngủ… Có thể điều trị bằng aspirin hoặc các thuốc chống viêm khác. 

Dạng không đau: Ở dạng này thì người bệnh chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, phần tuyến giáp có bị sưng nhưng không gây đau đớn. Thường gặp ở phụ nữ sau sinh (chiếm từ 5-9%) nên còn được biết đến với tên gọi là viêm giáp sau sinh

viem-tuyen-giap-cap

Viêm tuyến giáp cấp

Hay còn được gọi là viêm giáp sinh mủ. Với nguyên nhân chính là do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm thông qua các vùng lân cận như: qua đường máu, nhiễm trùng vùng đầu cổ, ... Người mắc bệnh này cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng: thường xuyên mệt mỏi, vùng cổ bị sưng đau, bị sốt cao, ...

Bệnh viêm tuyến giáp cấp được xem là một cấp cứu nội khoa và cần được điều trị tích cực bằng cách chích hút mủ kết hợp cùng uống kháng sinh liều cao.

Viêm tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng mọi người vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức về nó. Chính vì vậy, chúng tôi hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook