Ăn dặm là mốc thời gian quan trọng, mở ra một trang mới đánh dấu sự phát triển của bé yêu. Chính vì vậy, việc lên kế hoạch cụ thể về những khoảng thời gian cho bé tập ăn dặm đảm bảo khoa học được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Vậy cụ thể lịch ăn dặm cho bé 6 tháng đúng chuẩn sẽ như thế nào? Mẹ hãy cùng theo tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và cho biết, khi mẹ lên thời gian biểu cho bé ăn dặm theo tiêu chuẩn sẽ đảm bảo cho giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Giảm thiểu tối đa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Hỗ trợ con phát triển khỏe mạnh, cao lớn, thông minh.Đa số các bé từ 6 tháng tuổi trở đi đã bắt đầu chuyển dần sang giai đoạn ăn dặm. Ở thời điểm này bên cạnh nguồn dinh dưỡng đến từ sữa mẹ thì con cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Bởi hàm lượng dưỡng chất từ sữa mẹ trong giai đoạn này đã không còn đủ để cung cấp cho cơ thể bé.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ lịch cho bé ăn dặm ngay từ những ngày đầu tiên tập ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống đúng giờ ngay từ khi còn nhỏ.
Trong những tuần đầu mẹ có thể cho bé ăn 1 bữa/ngày và tăng dần lên 2 bữa/ngày trong những tuần tiếp theo. Như vậy, lượng thức ăn sẽ được tăng theo nhu cầu đồng thời giúp dạ dày của bé hoạt động thoải mái hơn nhờ sự rèn luyện từ từ. Thời điểm tốt nhất trong ngày mẹ cần chú ý cho bé tập ăn dặm đó là lúc 10 giờ sáng.
Ở 2 tuần đầu tiên khi bé mới học ăn dặm, các mẹ chỉ cần nấu cho con ăn 1 bữa duy nhất vào lúc 10h sáng để con làm quen dần với chế độ ăn dặm.
Từ 7-8h: Sau khi bé thức dậy, mẹ cho con uống 120ml sữa
Từ 9h30-10h: Ăn dặm, mẹ có thể nấu bột hoặc cháo nhưng cần lưu ý nấu thật loãng theo tỷ lệ gạo:nước lần lượt là 1 và 10.
Đến 11h: Uống từ 120 – 150ml sữa sau đó bắt đầu ngủ trưa
Đến 14h: Khi con ngủ dậy, mẹ cho bé uống 120-150ml sữa tùy theo nhu cầu của con
Từ 14h – 15h30: Khoảng thời gian cho bé vận động cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng
Đến 17h: Tiếp tục cho con uống 120-150ml sữa và cho trẻ ngủ thêm giấc ngắn
Đến 20h: để con có giấc ngủ ngon nhất, trước khi ngủ mẹ hãy cho con uống thêm từ 120-150mk sữa nhé.
Đến 20h30: Cho bé đi ngủ
7h: Sau khi thức dậy, cho bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức
Từ 9h30 đến 10h: Cho con ngủ một giấc ngắn
10h30: Thời gian cho trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể chế biến các món cháo, súp hoặc bột.
Từ 11h đến 11h30: Cho con bú thêm một cữ sữa mẹ
Từ 12h đến 12h30: Mẹ cho bé ngủ trưa
Từ 14h30 đến 15h: Thức dậy sau giấc ngủ trưa, mẹ cho bé ti và dành thời gian chơi với con nhé.
Từ 16h đến 16h30: Ăn bữa phụ buổi chiều, mẹ có thể lựa chọn cho con ăn rau củ, bánh mì hoặc bánh mềm
Từ 17h đến 17h30: Cho bé ngủ giấc ngắn khoảng 30-45 phút
Đến 18h30: Cho bé ti mẹ bổ sung
19h30: Ti cữ cuối trước khi cho con đi ngủ
20h-20h30: Cho bé đi ngủ
Với những bé không ti mẹ thì cần pha từ 100-150ml sữa công thức, tùy theo nhu cầu ăn của mỗi bé.Bên cạnh đó, thời gian biểu ở trên cũng có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của bé, tuy nhiên mẹ cần lưu ý đó là thời gian cho trẻ ăn không nên xê dịch quá nhiều.
Thứ nhất: Việc trẻ ăn dặm thời điểm 6 tháng tuổi chỉ là để cho bé tập làm quen với thức ăn nên mẹ đừng quá quan tâm tới số lượng thức ăn bé ăn được sau mỗi bữa nha. Khi con ăn, mẹ hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên đừng thúc ép bởi nếu làm như vậy sẽ khiến các bé có tâm lý sợ hãi thức ăn ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên.
Thứ hai: Rèn luyện cho trẻ giờ giấc sinh hoạt và ăn uống theo lịch là rất tốt. Điều này sẽ giúp bé dần hình thành thói quen sinh hoạt khoa học đồng thời giúp mẹ nhàn hơn trong việc trông bé.
Thứ ba: Trong giai đoạn 6 tháng tuổi, tỷ lệ cháo/nước khi nấu cho bé ăn sẽ là 1:10 và tỷ lệ này sẽ tăng dần lên theo độ tuổi cũng như tốc độ phát triển của bé.
Thứ tư: Nguồn thực phẩm đầu tiên giúp bé làm quen với thức ăn đó là gạo, tiếp đến là rau củ quả nghiền nhỏ, khi trẻ đã quen dần thì mẹ có thể bổ sung thêm các loại protein từ thịt, cá, ... Bên cạnh chế độ ăn dặm, mẹ vẫn cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ 600-800ml sữa mỗi ngày để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của con.
Thứ năm: Mẹ cần lưu ý tuyệt đối không cho gia vị trong khi chế biến món ăn cho bé trong giai đoạn này. Do hệ tiêu hóa của con trong những năm tháng đầu đời còn rất non nớt khi mẹ nấu đồ ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của thận sau này.
Trên đây là những thông tin về lịch ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi chuẩn khoa học mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh. Hy vọng bài viết sẽ giúp mẹ có thêm hành trang trước khi cùng bé yêu bước vào mốc phát triển mới nhé.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *