Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Loãng xương uống thuốc gì? 4 loại thuốc trị loãng xương tốt nhất

Hiện nay, bệnh loãng xương không có thuốc đặc trị nên các thuốc được dùng trong điều trị loãng xương có công dụng chủ yếu là tăng cường canxi, hạn chế tình trạng hủy xương và giảm thiểu biến chứng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn TOP 4 loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến nhất hiện nay để giúp bạn trả lời được câu hỏi loãng xương uống thuốc gì nhé!

khi-nao-can-uong-thuoc-tri-loang-xuong

Thuốc trị loãng xương nên sử dụng khi nào?

Thực tế, khi bắt đầu bước sang độ tuổi trung niên, nguy cơ đối mặt với bệnh loãng xương càng cao khiến nhiều người lựa chọn uống thuốc trị loãng xương. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng thuốc. Vậy thuốc loãng xương nên sử dụng khi nào? 

Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán và xác định nguy cơ gãy xương trong 10 năm tiếp theo bằng cách kiểm tra mật độ xương. Thiết bị được dùng để kiểm tra là một máy phát tia X với tần số thấp để xác định mật độ khoáng chất trong xương. Thông thường, chỉ kiểm tra một số khu vực xương nhất định như: xương hông, xương cột sống, ... Kết quả được biểu thị qua điểm số T.

Nếu kết quả cho biết T từ -2,5 hoặc thấp hơn, hay người có tiền sử gãy xương thì sẽ được bác sĩ khuyên sử dụng thuốc điều trị loãng xương. 

Còn nếu nguy cơ gãy xương thấp, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như bổ sung canxi, vitamin D, tích cực vận động, hạn chế sử dụng thuốc lá, bia, rượu, ... 

loang-xuong-uong-thuoc-gi

Loãng xương uống thuốc gì? Những loại thuốc trị loãng xương tốt nhất

Căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra đáp án cho câu khỏi loãng xương uống thuốc gì. Ngay dưới đây là top 4 các loại thuốc điều trị loãng xương được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo

  • Thuốc trị loãng xương Bisphosphonate

Nhóm thuốc Bisphosphonate được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch. Nhóm này bao gồm những loại thuốc như: 

Thuốc viên ibandronate, alendronate hoặc risedronate: Dạ thuốc uống hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. 

Thuốc tiêm tĩnh mạch ibandronate: Sử dụng tiêm theo quý 

Axit Zoledronic: Sử dụng tiêm hàng năm

Người bệnh cần sử dụng duy trì từ 3-5 năm thì ngừng. Sau khi ngừng thuốc, tác dụng của nó vẫn kéo dài trong những năm tiếp theo. 

Tuy nhiên, sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: sốt, đau bụng, buồn nôn, ợ chua, làm giảm chức năng của thận. Riêng với loại thuốc tiêm tích mạch sẽ không gây tình trạng đau dạ dày nhưng có thể khiến người bệnh bị sốt cao, đau đầu và đau cơ trong tối đa 3 ngày.

Bên cạnh đó, cũng có một vài tác dụng phụ nguy hiểm hơn nhưng hiếm khi xảy ra như: bị hoại tử xương hàm hoặc gãy xương đùi. Nguy cơ gặp biến chứng này sẽ tăng nên nếu bạn sử dụng thuốc kéo dài quá 5 năm. 

  • Sử dụng liệu pháp liên quan đến hormone

Một số liệu pháp liên quan đến hormone có thể giúp ích cho quá trình điều trị loãng xương. Nhóm hormone này bao gồm: testosterone, estrogen và chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc raloxifene. Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đó là phụ nữ vừa mãn kinh vừa bị loãng xương nên uống thuốc gì thì hormone estrogen được cân nhắc rất nhiều. Nó sẽ giúp làm chậm lại quá trình loãng xương do cơ thể thay đổi estrogen đột ngột ở giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên, rủi ro của liệu pháp này đó là làm tăng nguy cơ bị động máu, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và những bệnh liên quan đến tim mạch. 

Bên cạnh đó, loại thuốc raloxifene cũng có tác dụng tương tự như estrogen. Tuy nhiên, nó lại không gây ra tác dụng phụ như sử dụng estrogen. Cụ thể, ngoài việc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương, raloxifene còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. ĐƯợc điều chế dưới dạng viên nén, người bệnh loãng xương nên sử dụng đều đặn mỗi ngày và duy trì trong 5 năm liên tục. Tác dụng phụ chủ yếu của loại thuốc này đó là làm tăng nguy cơ bị đông máu và nóng trong người. 

  • Loại thuốc kháng thể đơn dòng

Có tên gọi khác là denosumab với công dụng chính là giúp gia tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương và được đánh giá là tốt hơn nhóm thuốc bisphosphonates. Denosumab được tiêm dưới da 6 tháng/lần ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, khi đã lựa chọn phương pháp này có thể bạn sẽ phải sử dụng thuốc liên tục. Bởi theo một vài nghiên cứu cho biết, nếu ngưng sử dụng thuốc thì mật độ xương sẽ suy giảm đồng thời tăng nguy cơ bị gãy xương.

Biến chứng nguy hiểm khi điều trị loãng xương bằng phương pháp này  đó là bị gãy xương đùi hoặc nhiễm trùng, hoại tử xương hàm nghiêm trọng. 

Thông thương, bác sĩ kê đơn thuốc này trong trường hợp sử dụng những phương thức điều trị khác đều bị thất bại.

  • Loãng xương uống thuốc gì - Thuốc xây dựng xương

Abaloparatide và Teriparatide là 2 loại thuốc có công dụng tương tự như hormone tuyến cận giáp. Thường được bác sĩ khuyên dùng khi các phương pháp điều trị kể trên đều không đạt hiệu quả. Loại thuốc này được tiêm trực tiếp dưới da hàng ngày và thời gian điều trị khoảng 2 năm.

nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc-loang-xuong

Khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương cần lưu ý điều gì?

Muốn sử dụng các loại thuốc trị loãng xương đều cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc và liệu lượng để đảm bảo tính hiệu quả đồng thời hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương, người bệnh cần nắm rõ: 

Thăm khám ở những nơi uy tín để chẩn đoán chính xác mức độ loãng xương và nguy cơ bị gãy xương.

Không tự ý sử dụng thuốc trị bệnh loãng xương khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Không tự ý ngưng sử dụng, thay đổi liều lượng của thuốc trị bệnh loãng xương 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng của các loại thuốc

Tham khảo ý kiến bác sĩ về tiền sử bệnh nền và những loại thuốc đang sử dụng nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.

Với những người mắc bệnh sỏi thận hoặc ung thư xương cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Uống thuốc trị bệnh loãng xương cần uống với nhiều nước để hạn chế ảnh hưởng tới dạ dày

Thuốc điều trị loãng xương sẽ phát huy tối đa tác dụng khi được sử dụng kết hợp với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng, trong đó bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá, các loại hạt, rau xanh và đặc biệt là những loại sữa cho người bệnh loãng xương, bạn có thể tham khảo dòng sữa Oscare Canxi D3 hiện được mọi người tin dùng nhất hiện nay. Ngoài ra, thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp hệ xương khớp thêm dẻo dai nên hãy chăm chỉ luyện tập nhé. Đặc biệt, khi tập thể dục vào buổi sáng sớm còn giúp cơ thể hấp thu được lượng vitamin D tự nhiên hỗ trợ tốt cho quá trình hấp thu canxi vào trong xương. 

Trên đây là tổng hợp những loại thuốc điều trị loãng xương phổ biến nhất hiện nay. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc loãng xương uống thuốc gì. Để tìm được loại thuốc phù hợp nhất cho mình, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé

Nếu bạn có thắc mắc gì về dòng sữa bổ sung canxi cho người loãng xương Oscare Canxi D3, có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua những thông tin dưới đây để được giải đáp cụ thể hơn.

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH        

Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.        

Điện thoại: 024.224.00.555        

Website: nanohealthtech.vn        

Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook