Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Người tiểu đường ăn yến được không?

Tổ yến từ lâu đã được coi là loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với chế độ dinh dưỡng khắt khe của người bệnh đái tháo đường thì không ít người đặt ra câu hỏi liệu người tiểu đường ăn yến được không? Để trả lời câu hỏi đó, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin bổ ích ngay trong bài viết dưới đây nhé!

nguoi-benh-tieu-duong-an-yen-duoc-khong

Người tiểu đường ăn yến được không?

Tổ yến hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: yến sào, yến thái, ... được tạo thành từ nước bọt của chim yến kết hợp cùng các vật liệu mềm khác như lá cây, đất đá, ... Đặc biệt, trong tổ yến hoàn toàn không chứa đường, chình vì vậy người bệnh tiểu đường có thể ăn tổ yến mà không lo bị tăng lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong tổ yến còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: protein, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin PP, sắt, phốt pho, canxi, natri, cystein, tyrosin, phenylalanin, ... Giúp bổ sung cho cơ thể những vi chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. 

thanh-phan-cua-to-yen

4 lợi ích của tổ yến đối với người bệnh tiểu đường

Trong 100g tổ yến bao gồm những thành phần dinh dưỡng quan trọng như sau:

Thành phần dinh dưỡng 

Định lượng

Aspartic acid

6.3±0.40

Serine

2.4±0.14

Glycine

2.5±0.20

Histidine

1.4±0.07

Arginine

3.8±0.52

Threonine

2.9±0.06

Alanine

3.9±0.27

Proline

2.9±0.04

Lysine

5.4±0.66

Isoleucine

3.4±0.16

Leucine

5.3±0.52

Phenylalanine

2.7±0.08

Với những thông tin trên có thể cho biết những công dụng của tổ yến đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường, cụ thể:

Giúp ổn định lượng đường huyết

Bộ đôi Isoleucine và Leucine trong tổ yến có công dụng hỗ trợ điều hòa và duy trì ổn định đường huyết ở mức cho phép. Đặc biệt, có sự có mặt của thành phần Phenylalanine giúp quá trình tổng hợp hemoglobin diễn ra thuận lợi hơn nhờ đó thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng trong máu.

Tăng cường chức năng của insulin

Theo công bố của một nghiên cứu vào năm 2015 cho biết, tổ yến có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin - nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2. 

Bổ sung các dưỡng chất quan trọng 

Với hơn 18 loại acid amin thiết yếu cùng hơn 31 khoáng chất như: canxi, sắt, magie, kẽm, mangan, ... đồng thời có hàm lượng protein dồi dào (khoảng 40-50%). Tổ yến chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dành cho chúng ta nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. 

Giúp mau lành vết thương

Thành phần Threonine, Proline và Aspartic trong tổ yến có công dụng giúp tăng cường sức đề kháng và giúp mau lành vết thương hiệu quả. 

Một lần nữa có thể khẳng định tổ yến rất tốt đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường. Việc sử dụng thường xuyên loại thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Các món chế biến từ tổ yến cho người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường ăn yến được không - câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, khi chế biến bạn cần lưu ý hạn chế sử dụng đường hoặc không cho đường vào món ăn là tốt nhất nhé. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 3 cách chế biến tổ yến đảm bảo người bệnh tiểu đường sẽ được thưởng thức món ăn bổ dưỡng mà không gây ảnh hưởng đến đường huyết:

to-yen-chung-hat-sen

Tổ yến chưng hạt sen và táo tàu khô

Vì trong tổ yến không chứa đường nên khá nhạt, khi kết hợp cùng vị bùi của hạt sen và vị ngọt thanh từ táo tàu sẽ làm cho món ăn thêm hấp dẫn hơn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

4g tổ yến

20g hạt sen

4-7 quả táo tàu.

Cách làm:

Bước 1: Loại bỏ phần long yến sau đó rửa thật sạch.

Bước 2: Cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút

Bước 3: Tiếp đến, thêm táo tàu và hạt sen và nồi và tiến hành chưng cách thủy trong 5 phút.

Bước 4: Cho ra bát và thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.

chao-to-yen

Cháo gạo mầm tổ yến

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1/2 bát gạo mầm

20g thịt băm

4g tổ yến

hành lá và các loại gia vị

Cách làm:

Bước 1: Tổ yến làm sạch lông sau đó ngâm trong nước sạch từ 1-3 phút.

Bước 2: Chưng cách thủy tổ yến trong vòng 20 phút

Bước 3: Gạo mầm ngâm nước trong 40 phút rồi tiến hành nấu cháo đến khi gạo nở đều.

Bước 4: Thêm thịt băm và cháo và đảo đều sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn (nêm nhạt là tốt nhất) 

Bước 5: Tổ yến sau khi chưng xong thì cho vào nồi cháo và đậy nắp đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút.

Bước 6: Hành lá cắt nhỏ thêm vào nồi cháo sau đó cho ra bát và bắt đầu thưởng thức.

to-yen-ham-bo-cau

Tổ yến hầm bồ câu non 

Đây là món ăn cực kỳ bổ dưỡng giúp người bệnh tiểu đường nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

5g tổ yến

1/2 con chim bồ câu non

30g hạt sen

50g thịt nạc heo

1/8 vỏ quýt khô

Cách làm:

Bước 1: Làm sạch tổ yến sau đó ngâm nước sạch từ 30 phút đến 1 tiếng cho nở hết ra sau đó vớt ra để khô.

Bước 2: Vỏ quýt khô chúng ta rửa sạch, rồi gỡ hết phần xốp phía trong rồi tiếp tục ngâm nước trong 30 phút. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ngâm 2 loại cùng nhau, đồng thời chú ý thời gian ngâm đủ thời gian. Sau khi ngâm xong vỏ quýt bạn thái thành sợi nhỏ. 

Bước 3: Bồ câu non sau khi sơ chế, bạn luộc sơ qua bồ câu và thịt heo rồi rửa sạch và để ráo nước. 

Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu đã sơ chế từ các bước trên vào nồi hầm. Đổ ngập nước và ninh trong khoảng 2 tiếng 30 phút. CUối cùng cho tổ yến vào và hầm thêm 10 phút với lửa nhỏ.

Bước 5: Cho ra bát và thưởng thức.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi "Người tiểu đường ăn yến được không?" rồi đúng không nào. Đây là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng mà người bệnh tiểu đường không nên bỏ qua. Bên cạnh 3 cách chế biến tổ yến được chúng tôi hướng dẫn ở trên, bạn có thể tham khảo thêm nhiều cách chế biến khác nhau để làm đa dạng hơn thực đơn dinh dinh dưỡng của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook