Tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết quan trọng nhất của cơ thể chúng ta với chức năng tổng hợp và bài tiết hormone để tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng đúng chuẩn sẽ đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Vậy người bệnh nhân tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì? Bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bệnh nhân tuyến giáp là gì?
Nhân tuyến giáp hay nhân giáp là các khối hình bầu dục hoặc hình tròn hình thành và phát triển bên trong tuyến giáp. Biểu hiện nổi bật của bệnh này đó là vùng cổ bị sưng lên trông thấy gây mất cân đối. Nhiều cuộc khảo sát cho biết, tỷ lệ mắc bệnh nhân tuyến giáp ở nữ giới cao gấp 7 lần so với nam giới và thường gặp nhất ở độ tuổi từ 36-55 tuổi.
Khi mắc bệnh nhân tuyến giáp, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Tâm trạng bất an, lo lắng không rõ nguyên nhân
- Giảm cân không rõ lý do
- Tim đập nhanh
Bên cạnh những dấu hiệu ở trên, cơ rất nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ có cảm giác vướng cổ khi ăn hoặc nuốt nước bọt và chỉ phát hiện ra bệnh khi đi khám bệnh tổng quát thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh nhân tuyến giáp là một trong những băn khoăn của rất nhiều người. Bởi khi mắc bệnh này nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đi kèm với những triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Dưới đây là những nguồn thực phẩm tốt cho người bệnh nhân tuyến giáp bạn có thể tham khảo:
Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bệnh nhân tuyến giáp nên ăn nhiều loại rau lá xanh như: rau bina, rau diếp, ... Bởi đây là nguồn cung cấp lượng lớn magie cùng các khoáng chất quan trọng khác đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là với hoạt động của tuyến giáp.
Iod là thành phần không thể thiếu đối với hoạt động của tuyến giáp. Nó có tác dụng giúp cân bằng hormone tuyến giáp đồng thời làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Chính vì vậy, người bệnh nhân tuyến giáp cần bổ sung iod trong thực đơn hàng ngày. Một số nguồn thực phẩm chứa iod bạn có thể lựa chọn như: rong biển, muối, các loại tảo, ...
Riêng đối với những trường hợp đang trị bệnh bằng phương pháp iod phóng xạ thì việc bổ sung hàm lượng iod cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Trong tôm, cua, cá, ... có chứa lượng lớn các thành phần quan trọng như: iod, omega 3, selen, kẽm, vitamin A, vitamin B, ... rất tốt cho người bệnh nhân tuyến giáp.
Bên cạnh đó, các loại cá chứa nhiều dầu và có vị béo như: cá ngừ, cá trích, cá thu, ... cũng là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho người bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn 2 đến 3 bữa/tuần thôi nhé.
Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân, .. đều là những nguồn cung cấp hàm lượng magie dồi dào hỗ trợ tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các thành phần dinh dưỡng khác như: protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin B, vitamin E, ... giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe được giới thiệu ở trên, người bệnh nhân tuyến giáp cũng cần chú ý đến những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh nhân tuyến giáp dưới đây
Mặc dù đậu nành là một loại thực phẩm rất tốt cho tim mạch nhưng nó lại là nguồn thực phẩm cần tránh xa khi điều trị bệnh nhân tuyến giáp. Bởi trong đậu nành có chứa lượng lớn thành phần Isoflavone sẽ gây cản trở quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm như: sữa đậu nành, đậu phụ, đậu nành lên men, tào phớ, ... Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng dầu ăn chiết xuất từ hạt hướng dương thay vì dầu đậu nành để đảm bảo sức khỏe nhé.
Thực phẩm được chế biến sẵn hay còn được gọi là đồ ăn nhanh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi. Tuy nhiên, trong những sản phẩm này có chứa lượng lớn các chất phụ gia và calo rỗng không tốt cho hoạt động của tuyến giáp.
Thành phần acid béo lipoic có trong nội tạng động vật như tim, gan, thận, phổi sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp nếu bạn ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, acid lipoic cũng kiến hiệu quả sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp giảm sút.
Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc là vì sao cần hạn chế cung cấp chất xơ trong khi nó là thành phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn đúng không nào. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, chất xơ làm cản trở quá trình hấp thu thuốc của người bệnh nhân tuyến giáp. Chính vì vậy, người bệnh cần bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày ở mức độ vừa đủ để không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Tiếp đến, đường cũng là loại thực phẩm mà bạn cần hạn chế tiêu thụ. Bởi khi mắc bệnh nhân tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường tạo thành năng lượng cho cơ thể. Lúc này, lượng đường trong cơ thể không được chuyển hóa hết dẫn đến tình trạng dư thừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và mỡ máu.
Trong thời gian sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp, tốt nhất bạn nên tránh xa những loại thức uống có chất kích thích như: rượu, bia, soda, nước uống có gas hoặc cà phê bởi nó sẽ gây rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, các chất này còn gây cản trở khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp. Vì vậy, bạn hãy chú ý nhé.
Có thể nói rằng, với người bệnh nhân tuyến giáp thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong ăn uống. Hy vọng, với những thông tin được chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết về chủ đề "Người bệnh nhân tuyến giáp nên ăn gì?" sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lên danh sách thực đơn hàng ngày để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *