Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Sự ảnh hưởng của Stress đến nhịp tim của người bình thường

Stress và lo lắng đang là 2 vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đặc biệt là những thành phố lớn, khu đô thị. Những cảm giác này được sinh ra để giúp con người xử lý những tình huống giúp hoàn thành công việc và nhiệm vụ hằng ngày.

Tuy nhiên khi stress và lo lắng diễn ra thường xuyên, lâu dài với tần suất dày đặc khó kiểm soát sẽ gây nhiều vấn đề về tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất. Trong đó có ảnh hưởng đến nhịp tim của người bình thường.

Hãy cùng Nano Healthtech tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa nhịp tim của con người dưới sự ảnh hưởng của stress và lo lắng thông qua bài viết dưới đây.

Stress và lo lắng là gì

Stress được hiểu là tình trạng căng thẳng, áp lực tâm lý do các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong gây ra. Tình trạng này có thể xuất hiện từ những sự kiện nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày đến những sự kiện lớn hơn như tai nạn giao thông, mắc bệnh hiểm nghèo, ly hôn, mất công ăn việc làm,…

Lo lắng là tình trạng căng thẳng tâm lý thường xuất hiện khi người ta cảm thấy không an toàn hoặc không chắc chắn về tương lai. Lo lắng tác động tiêu cực đến sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.

Theo các nghiên cứu thì stress và lo lắng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm: Tăng huyết áp, suy tim, suy giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì bạn nên quản lý stress và lo lắng để giữ cho cơ thể và tâm trí luôn khỏe mạnh.

Ảnh hưởng của Stress và lo lắng đến nhịp tim của người bình thường

  • Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh

- Stress và lo lắng sẽ có tác động to lớn đến hệ thống thần kinh, bao gồm cả hệ thống thần kinh giao cảm và thần kinh não bổ. Mà hệ thống thần kinh giao cảm có vai trò điều chỉnh hoạt động của cơ tim gồm: tốc độ nhịp tim, lực bóp và giãn của cơ tim, lưu lượng máu đẩy ra từ tim.

- Khi bị Stress và lo lắng thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra các hormone tiêu cực ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm, từ đó ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn tới các bệnh lý tim mạch, gây tổn thương đến thần kinh giao cảm.

- Bên cạnh đó thì tình trạng Stress và lo lắng cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh não bộ, đặc biệt là hệ thống thần kinh thực vật. Từ đó dẫn đến tình trạng giảm khả năng điều chỉnh tốc độ nhịp tim và độ mạnh của các nhịp tim, ảnh hưởng tới các vấn đề về nhịp tim.

- Như vậy có thể thấy Stress và lo lắng có tác động rất lớn đến hệ thống thần kinh và nhịp tim của con người, ảnh hưởng đến một loạt các vấn đề về sức khỏe, bao gồm: Huyết áp tăng, loạn nhịp tim, giảm chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

  • Gây nhịp tim tăng lên, rối loạn nhịp tim

- Như đã chia sẻ, khi tìm trạng Stress và lo lắng diễn ra thì cơ thể sẽ có những sự thay đổi về nhịp tim để đáp ứng với tình huống này. Cụ thể, nhịp tim sẽ tăng lên để cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng sức mạnh và khả năng tập trung. Như vậy sẽ khiến nhịp tim tăng lên khi ở tình trạng Stress và lo lắng.

- Nếu Stress và lo lắng trở nên quá mức trong thời gian dài sẽ khiến hệ thống thần kinh giao cảm bị tổn thương, gây ra sự không ổn định trong nhịp tim. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những người có nhịp tim không đều hoặc bất thường có thể xuất hiện ở những người bị Stress và lo lắng trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bao gồm: Suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

- Việc Stress và lo lắng diễn ra trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, bao gồm: nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp, rung nhĩ. Những vấn đề này sẽ có thể dẫn tới các triệu chứng như: khó thở, đau ngực, chóng mặt,… gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạnh.

  • Các bệnh lý liên quan đến Stress và lo lắng

- Tăng huyết áp: Việc Stress và lo lắng lâu ngày có thể góp phần làm tăng huyết áp, khiến tim phải đập mạnh hơn để đẩy máu đi qua các mạch máu. Dần dần sẽ gây ra nhiều biến chứng như: suy tim, đột quỵ, bệnh tim mạch khác.

- Rối loạn nhịp tim: Việc bị Stress và lo lắng có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, khiến tim đập không đều hay bất thường. Điều này dẫn tới tình trạng: hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, khó thở, nặng hơn thì đột quỵ và suy tim.

- Các bệnh tim mạch khác: Stress và lo lắng cũng có thể gây ra nhiều bệnh tim mạch khác như: Viêm tĩnh mạch, bệnh động mạch, bệnh van tim,… gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Cách giảm stress và lo lắng để duy trì nhịp tim bình thường

  • Quản lý Stress và lo lắng

- Để  giảm Stress và lo lắng thì điều đầu tiên bạn cần làm đó là thực hiện kỹ năng quản lý Stress và lo lắng của mình để làm giảm thiểu tác động đến nhịp tim của người bình thường. Kỹ này này còn giúp cải thiện khả năng đối phó và tạo ra tinh thần thoải mái, tự tin hơn cho bạn.

- Hãy học cách quản lý Stress và lo lắng từ những điều nhỏ nhất, bao gồm: Quản lý thời gian chặt chẽ, lên lịch rõ ràng và ưu tiên công việc nào trước và sau để tránh áp lực và căng thẳng do công việc quá tải. Hãy giải tỏa căng thẳng bằng các hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc,… hoặc tập yoga, thiền để làm thư giãn cơ thể và tinh thần. Hãy học cách giao tiếp tốt để giảm bớt căng thẳng và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Học cách giải quyết vấn đề một cách khách quan và hiệu quả thay vì chỉ lo lắng, căng thẳng. Cuối cùng hãy học cách thay đổi suy nghĩ tích cực, tìm hiểu những cách thay đổi quan điểm để cảm thấy tốt hơn về bản thân và cuộc sống.

  • Thực hiện tập yoga và thể dục

- Yoga là phương pháp thể dục và tâm lý có nguồn gốc từ Ấn Độ, đây là phương pháp kết hợp giữa các động tác, sự tập trung và thở đúng cách để đạt được sự cân bằng và tinh thần thư thái. Đây là một cách không chỉ giúp giảm Stress, cải thiện rối loạn giấc ngủ và huyết áp mà còn giúp tăng khả năng tập trung, tăng cường sức khỏe tinh thần.

- Bên cạnh tập yoga thì bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe vừa giúp giảm Stress vừa có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch, cải thiện khả năng hô hấp và tuần hoàn của cơ thể. Việc tập thể dục thường xuyên có giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích

- Uống rượu, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như caffeine được coi là những thói quen xấu có thể gây hại đến sức khỏe, tiêu được đến nhịp tim, khiến nhịp tim không ổn định. Chính vì thế hãy hạn chế uống rượu, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích để giữ nhịp tim của bạn ổn định và khỏe mạnh.

- Rượu: Sẽ ảnh hưởng đến tim mạch bao gồm nhịp tim không đều và tăng huyết áp, bên cạnh đó còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não.

- Thuốc lá: Sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh hơn gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra khói thuốc còn làm giảm oxy cung cấp trong tim gây ra chứng đau thắt ngực và tim.

- Caffein: Sẽ làm tăng nhịp tim của bạn nếu sử dụng liều lượng cao, trong thời gian dài cũng như thể trạng sức khỏe không tốt. Nên hạn chế sử dụng hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.

  • Ăn uống đủ dinh dưỡng và duy trì cân nặng

- Việc ăn uống đủ dinh dưỡng và duy trì cân nặng sẽ giúp duy trì sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là ở những người trung niên và cao tuổi. Các chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo, vitamin và khoáng chất thì bạn nên có kế hoạch bổ sung đầy đủ.

- Ngoài ra thì quá trình tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, nên hãy hạn chế ăn thức ăn có đường và béo, ăn nhanh, ăn không đúng giờ. Bởi đây sẽ làm nguy cơ tăng huyết áp và cholesterol trong máu, làm ảnh hưởng đến chức năng của tim.

- Nên ăn 3 bữa mỗi ngày với khẩu phần ăn đa dạng và cân đối, tránh ăn quá no hay để quá đói, thực hiện ăn nhiều rau xanh, trái cây, đồ hải sản, thịt và cá để duy trì cân nặng và đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt.

  • Chia sẻ với gia đình và người thân

- Khi bị Stress và lo lắng thì bạn nên tìm kiếm người thân để nói chuyện và chia sẻ vừa có thể giúp tạo cảm giác an toàn, nâng cao sự tự tin và giảm bớt sự lo lắng. Bên cạnh đó họ còn có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, có định hướng giải quyết vấn đề tốt hơn.

- Ngoài ra bạn cũng có thể tham gia các hoạt động xã hội như: tham gia đình nguyện cộng đồng, các hoạt giải trí đường phố, hay đi chơi, ăn tối cùng gia đình và bạn bè. Là những cách giúp bạn giảm Stress và lo lắng.

  • Hỗ trợ từ chuyên gia y tế khi cần thiết

- Trong trường hợp Stress và lo lắng gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là nhịp tim thì bạn cần hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để giúp bạn đưa ra những cách quản lý Stress và lo lắng hiệu quả, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe.

- Ngoài ra bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để giúp bạn những kỹ năng để giải tỏa Stress và lo lắng. Họ có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên, hoặc hướng dẫn bạn cách thở, cách thiền, cách tập yoga để giúp tâm trạng thư giãn hơn.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc về sự ảnh hưởng của Stress và lo lắng đến nhịp tim của người bình thường. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn sâu hơn, hãy để lại bình luận bên dưới website để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook