6 tháng tuổi là thời điểm vàng để cho bé tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ. Đây cũng là giai đoạn khiến không ít mẹ bỉm phải loay hoay khi lựa chọn những món ăn dặm dinh dưỡng cho bé yêu. Vậy thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng đầy đủ dưỡng chất sẽ như thế nào? Mẹ hãy cùng tham khảo những gợi ý ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi gồm: canxi, sắt, vitamin A, vitamin C, vitamin D, axit béo omega 3, ... và được chia thành các nhóm thực phẩm sau:
Ngũ cốc: Khi tập cho bé ăn ăn dặm mẹ hãy bắt đầu bằng bột gạo nấu cháo loãng (theo tỉ lệ gạo:nước là 1:10). Hoặc mẹ có thể lựa chọn những loại ngũ cốc đến từ các thương hiệu uy tín cho bé tập ăn.
Protein: Mẹ nên bổ sung thêm protein cho trẻ bằng cách cho nước dùng của thịt gà hoặc thịt lợn vào nấu cùng cháo. Sau này, khi con đã quen với thức ăn thì mẹ có thể xay nhuyễn thịt để chế biến món cùng món cháo cho bé. Bên cạnh đó, một số nguồn thực phẩm cung cấp lượng lớn hàm lượng sắt và kẽm cho trẻ mẹ không nên bỏ qua như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá, ...
Chất béo: Con được 6 tháng tuổi, khi nấu bột hoặc cháo cho trẻ mẹ chỉ cần thêm một thìa cà phê dầu ăn loại dành riêng cho trẻ đã đủ bổ sung chất béo cho cơ thể bé. Ngoài ra, mẹ có thể cung cấp chất béo cho bé từ thịt, tôm, trứng, ...
Hoa quả: Đây là nguồn chứa vitamin và khoáng chất dồi dào, mẹ hãy cho bé ăn các loại trái cây mềm như: quýt, chuối, ... hoặc có thể ép lấy nước cho bé uống.
Rau củ: Bí đỏ, cà rốt, củ cải, ... mẹ nên xay nhuyễn để nấu cùng cháo giúp bổ sung chất xơ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của bé.
Sữa: Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ ăn dặm mẹ vẫn cần kết hợp cho con bú sữa mẹ, trong trường hợp mẹ không đủ sữa thì có thể xen lẫn sữa công thức.
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với mẹ một số món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Các mom hãy lưu lại nhé
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1/2 bát cháo trắng
1 cây măng tây
10g thịt bò
Dầu ăn (có thể sử dụng ô liu hoặc dầu mè)
1 nhánh tỏi nhỏ
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu
Bước 2: Măng tây cắt nhỏ thành từng miếng, thịt bò và tỏi say nhỏ
Bước 3: Sau khi sơ chế xong, bạn đặt nồi lên bếp sau đó cho ít dầu và tỏi vào phi thơm.
Tiếp đến, cho thịt bò, măng tây vào xào chín thì tắt bếp, để nguội rồi đem xay nhuyễn.
Bước 4: Ninh cháo chín mềm rồi cho hỗn hợp thịt bò và măng tây xay nhuyễn vào thực hiện khuấy đều trong vài phút rồi tắt bếp.
Bước 5: Múc cháo ra bát, để nguội rồi bắt đầu cho bé thưởng thức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cà rốt xay nhuyễn: 2 thìa cà phê
Cháo trắng: 2 thìa cà phê.
Cách chế biến:
Bước 1: Mẹ tiến hành nấu cháo gạo tẻ theo tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước), sau đó nghiền qua rây lưới cho mịn rồi lấy 2 thìa cà phê.
Bước 2: Rửa sạch cà rốt, hấp hoặc luộc chín rồi nghiền mịn.
Bước 3: Trộn cà rốt vào cháo và khuấy đều trong vài phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Múc là bát nhỏ để nguội rồi cho bé ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bí đỏ: 20g
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Cách chế biến:
Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu
Bước 2: Bí đỏ hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.
Cháo trắng mẹ nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau đó lọc qua rây lưới cho thật mịn.
Bước 3: Trộn bí đỏ vào cùng cháo, sau đó tiến hành ngoáy đều trong vài phút.
Bước 4: Tắt bếp rồi múc cháo ra bát để nguội trước khi cho bé ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Hạt sen: 30g
Cháo trắng: 2 thìa cà phê
Sữa công thức + bơ: lượng vừa đủ
Cách chế biến:
Bước 1: Loại bỏ tâm sen rồi luộc đến khi chín mềm. Sau đó, xay nhuyễn hoặc lọc qua rây lưới cho mịn.
Bước 2: Pha một lượng vừa đủ sữa công thức rồi trộn cùng với hạt sen đã được nghiền nhỏ.
Bước 3: Khi cháo đã chín mềm, mẹ cho hỗn hợp sữa cùng hạt sen vào và khuấy đều trong vài phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Cho cháo ra bát để nguội và bắt đầu cho bé ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Yến mạch: 50g
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: 60ml
Cách chế biến:
Bước 1: Thực hiện nấu chín yến mạch sau đó nghiền nhuyễn.
Bước 2: Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào yến mạch và đun nhỏ lửa rồi rây mịn trước khi cho trẻ ăn.
Không sử dụng nước lạnh để nấu cháo
Việc dùng nước lạnh để nếu sẽ khiến hạt gạo nở ra nhiều hơn làm cho những dưỡng chất có trong hạt gạo cũng sẽ bung ra và hòa tan vào nước.
Ngoài ra, khi mẹ dùng nước lạnh để nấu cháo cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hương vị, đồng thời cháo sẽ lâu chín hơn.
Chính vì vậy, thay bằng dùng nước lạnh mẹ hãy lấy nước nóng để nấu cháo cho bé nhé. Điều này sẽ giúp giữ được hết những dưỡng chất có trong hạt gạo đồng thời cháo cũng sẽ thơm và dẻo hơn đó.
Không nên đun lại cháo nhiều lần trong ngày
Để có thể nấu được một bát cháo đầy đủ dinh dưỡng cho bé ăn dặm sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của mẹ. Vì vậy, nhiều mẹ bỉm có thói quen nấu một nồi cháo và cho bé ăn cả ngày.
Để có thể nấu được một nồi cháo cho bé ăn dặm các mẹ sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Vì vậy, nhiều mẹ có thói quen nấu một nồi cháo lớn sau đó cho bé ăn cả ngày. Tuy nhiên, có thể mẹ chưa biết khi cháo hầm đi, hầm lại nhiều lần sẽ khiến hàm lượng vitamin trong rau củ mất dần, đồng thời cũng khiến hương vị của cháo khác đi dẫn tới việc bé biếng ăn, lười ăn.
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ mẹ lưu ý chỉ nên nấu cháo vừa đủ trong một bữa thôi nhé.
Trên đây là những gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đầy đủ chất dinh dưỡng. Nano Health Tech hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ này sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn được món ăn dặm bổ dưỡng cho bé, đồng thời giúp mẹ bỏ túi thêm nhiều kiến thức trong quá trình chăm sóc bé yêu nhé!
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *