Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Giải đáp: Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Ung thư tuyến giáp là một trong những căn bệnh ác tính phổ biến tại nước ta hiện nay, nó chiếm khoảng 90% tỷ lệ người mắc bệnh ung thư liên quan đến tuyến nội tiết. 

Theo báo cáo thống kê của bệnh viện K cho thấy, mỗi năm số lượng người bệnh đến thăm khám và điều trị ung thư tuyến giáp đang ngày càng tăng cao. Vậy câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là: Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Bạn hãy cùng giải đáp thắc mắc trên qua những thông tin quan trọng được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

ung-thu-tuyen-giap-la-gi

Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn và quan trọng của cơ thể, với nhiệm vụ chính là bài tiết lượng hormone tuyến giáp như thyroxin, triiod-thyroxin, các tế bào cạnh nang giáp bài tiết calcitonin. Vị trí của tuyến giáp là nằm ở phía trước cổ, bao gồm: thùy phải, thùy trái và được nối với nhau bởi một eo giáp.

Bệnh ung thư tuyến giáp xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường, không theo sự kiểm soát của cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn, khó thở và ho nhiều hơn, ... 

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp bạn nên biết:

- Yếu tố di truyền: Một cuộc khảo sát đã cho biết, có đến 70% tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp trước đó đều đã từng có người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này. 

- Yếu tố tuổi tác, giới tính: Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2-4 lần. Bởi do sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai đã kích thích sự hình thành hạch tuyến giáp, bướu giáp.

- Người bệnh tuyến giáp: với người bệnh viêm tuyến giáp, bệnh basedow, suy giáp, bướu nhân tuyến giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn hẳn so với người khỏe mạnh bình thường. 

- Người bị nhiễm phóng xạ: Trường hợp cơ thể bị nhiễm phóng xạ qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của tuyến giáp. 

- Một số yếu tố khác: 

Do bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số loại thuốc 

Người có thể trạng béo phì, thừa cân

Chế độ ăn uống thiếu iot

dau-hieu-nhan-biet-ung-thu-tuyen-giap

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp cũng có những triệu chứng không thực sự rõ ràng ở giai đoạn đầu. Thường bệnh sẽ được phát hiện tình cờ khi bạn khám sức khỏe tổng quát hoặc khám sức khỏe định kỳ. 

Dưới đây là một số biểu hiện khi mắc bệnh về tuyến giáp nói chung, bao gồm:

Xuất hiện bướu giáp trạng: là những khối u cứng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, di chuyển theo từng nhịp nuốt của bạn

Xuất hiện hạch vùng cổ bất thường: hạch có kích thước nhỏ, mềm, di chuyển và nằm cùng phía với khối u

Những triệu chứng khi bệnh đã sang giai đoạn muộn:

Sụt cân không rõ nguyên nhân

Kích thước khối u to, di chuyển theo từng nhịp nuốt

Khối u chèn ép dây thanh quản gây khàn tiếng, khó nuốt, khó thở, ...

Da ở vùng cổ có thể bị thâm hoặc sùi loét gây chảy máu

ung-thu-tuyen-giap-co-chua-duoc-khong

Bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không?

Như đã nói ở trên, ung thư tuyến giáp là căn bệnh có tiên lượng khá tốt. Với tính chất bệnh tiến triển chậm và tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn cao khi được phát hiện sớm và điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

- Nếu được phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn I và II khi kích thước khối u còn nhỏ và chưa bị di căn sang những vị trí khác trong cơ thể thì khả năng sống sau 5 năm gần như tuyệt đối (100%) và khả năng sống trên 10 năm khoảng 75% trở lên.

- Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn III khi khối u đã phát triển lớn hơn 4cm đồng thời lan sang một số bộ phận bên ngoài tuyến giáp thì tỷ lệ sống sau 5 năm vào khoảng trên 80%.

- Khi ung thư tuyến giáp bước vào giai đoạn cuối và đã di căn sang các cơ quan khác thì tỷ lệ sống sau 5 năm điều trị bệnh là dưới 50%, tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, với mỗi dạng ung thư sẽ có tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị khác nhau. Cụ thể, với ung thư tuyến giáp thể nhú sẽ có tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng trên 95% và sau 10 năm là trên 90%. Với ung thư tuyến giáp thể nang thì tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng trên 90% và sau 10 là trên 70%. Đặc biệt với trường hợp mắc ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa có tiên lượng nặng nên khi phát hiện khối u di căn thì tỷ lệ sống thường sẽ dưới 1 năm. 

Tóm lại, bệnh ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu bạn nắm rõ được những triệu chứng từ đó kịp thời phát hiện bệnh sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp với từ loại bệnh. 

phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-tuyen-giap

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Sau khi đã làm những xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh. Tùy vào từng loại bệnh và tốc độ tiến triển của khối u thì sẽ có những phương pháp điều trị bao gồm:

- Phẫu thuật: Đây được coi là phương pháp điều trị chính của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật tùy theo vị trí, kích thước và tính trạng di căn của khối u. Phẫu thuật có thể cắt tuyến giáp bán phần, cắt tuyến giáp toàn phần hoặc cắt thùy giáp trạng. 

- Điều trị bằng Iot phóng xạ: Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một lượng nhỏ Iot phóng xạ nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư. Phương pháp này thường được sử dụng sau khi người bệnh đã tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp.

- Phương pháp xạ trị: Được chỉ định trong những trường hợp ung thư tuyến giáp đã di căn và điều trị bằng Iot phóng xạ không hiệu quả. Trong đó, xạ trị ngoài là phương pháp có thể làm kìm hãm tốc độ phát triển của những tế bào ung thư.

- Phương pháp điều trị đích: Là phương pháp được lựa chọn khi bệnh ở bước sang giai đoạn cuối, lúc này bác sĩ điều trị sẽ chỉ tác động đến tế bào ung thư, không tiêu diệt những tế bào lành tính còn lại. 

Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Ung thư tuyến giáp có chữa được không?". Việc phát hiện bệnh sớm sẽ hỗ trợ lớn đến quá trình điều trị bệnh, chính vì vậy bạn hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để có những phương pháp bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cho cơ thể bằng cách uống sữa cho người ăn kiêng Iot Enlilac Thyro LID đều đặn mỗi ngày nhé. Dòng sữa hiện đang được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho người trước và sau phẫu thuật tuyến giáp.

Để tìm hiểu rõ hơn về thành phần cũng như công dụng vượt trội của sản phẩm, bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng của chúng tôi qua những thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH        

Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.        

Điện thoại: 024.224.00.555        

Website: nanohealthtech.vn        

Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook