Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Cẩm nang dành riêng cho người bệnh tiểu đường

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường hiện đang là một trong ba căn bệnh nguy hiểm và có tốc độ phát triển nhanh chóng và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Năm 2017, theo công bố của Bộ Y Tế về tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường được thống kê. Thì nước ta có khoảng 3.52 triệu người mắc bệnh, và trung bình mỗi ngày có 80 trường hợp tử vong bởi các biến chứng bệnh tiểu đường gây ra. Đây thực sự là những con số đáng báo động khiến bạn phải cảnh giác. Vậy tiểu đường là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Và những biến chứng thường gặp như thế nào? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc tất tần tật những thông tin có liên quan đến căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi đến cuối cùng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Benh-tieu-duong-co-may-loại

Tiểu đường có mấy loại?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu đặc trưng là lượng đường trong máu luôn cao hơn so với bình thường bởi lúc này tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin (một loại hormone có nhiệm vụ vận chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào trong cơ thể từ đó cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống ). Việc lượng đường huyết luôn ở mức cao trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến rối loạn nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống tim mạch, thận, mắt, ...

Tiểu đường hiện đang được chia thành 3 loại chính, cụ thể như sau:

Tiểu đường tuýp 1

Người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 do cơ thể không thể sản xuất insulin hoặc sản xuất một lượng rất nhỏ. Khiến lượng insulin trong máu không đủ để điều hòa lượng đường huyết.

Bệnh này thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi (chiếm khoảng 5-10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường) với tốc độ phát triển bệnh rất nhanh.

Những người gặp căn bệnh này buộc phải điều trị bằng insulin suốt đời, đồng thời phải duy trì chế độ thể dục thể thao hợp lý giúp phòng ngừa những biến chứng đe dọa đến sức khỏe tổng thể.

Tiểu đường tuýp 2

Ở tiểu đường tuýp 2 thì có đặc điểm là cơ thể vẫn sản sinh ra insulin, tuy nhiên lượng insulin này không đủ để vận chuyển đường glucose vào tế bào làm lượng trong máu tăng cao. 

Hiện nay, có khoảng 90% người mắc bệnh tiểu đường khi kiểm tra sẽ rơi vào trường hợp tiểu đường tuýp 2. Thường gặp ở người già, người thừa cân, béo phì, người hạn chế vận động cơ thể. Với những biểu hiện âm thầm, nếu được phát hiện sớm bệnh sẽ được kiểm soát nhờ việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như tập thể dục đều đặn hàng ngày. Nếu nặng hơn, người bệnh cần dùng thuốc điều trị, có thể là sử dụng đường uống hoặc tiêm insulin.  

Tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm giàu đường, tinh bột nên việc lượng đường huyết tăng cao là điều không thể tránh khỏi. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ trong 25 mẹ bầu thì sẽ xuất hiện 1 trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ. 

Bệnh này thường sẽ tự khỏi sau giai đoạn mang thai, tuy nhiên đây sẽ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 sau này với cả mẹ và bé. 

Mẹ bầu có thể ngăn ngừa, kiểm soát bệnh bằng cách điều chỉnh lại thực đơn hàng ngày kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng.

7-dau-hieu-mac-benh-tieu-duong

7 dấu hiệu mắc bệnh đái tháo đường

Bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu thường xuất hiện những triệu chứng không rõ ràng, vì vậy bạn cần chú ý những biểu hiện thường thấy được liệt kê ngay dưới đây:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Thường xuyên khát nước
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn đói bụng
  • Giảm cân không rõ lý do 
  • Mắt mờ
  • Có sự thay đổi về màu da ở một số nơi có nếp gấp như: nách, bẹn, cổ, …

Bien-chung-benh-tieu-duong

Biến chứng bệnh tiểu đường 

Nếu người bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể, về lâu dài sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hoạt động của bộ phận khác. 

Biến chứng về tim mạch

Lượng đường trong máu cao khiến cho nồng độ Cholesterol cũng tăng mạnh. Đây là nguyên chính gây ra các bệnh về tim. Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch càng cao. Có thể kể đến như: nhồi máu cơ tim, huyết áp, tắc mạch máu, suy tim, rối loạn nhịp tim và nguy hiểm nhất là đột quỵ. 

Một thống kê đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch cao gấp đôi so với người bình thường.

Biến chứng về thận

Suy thận là một trong những biến chứng nhiều người tiểu đường mắc phải nhất. Bởi lượng đường huyết không ổn định làm ảnh hưởng đến mạch máu, khiến cơ chế lọc thận bị suy giảm.

Ngoài ra, còn một số ảnh hưởng khác đến thận như: tổn thương cầu thận, mạch thận, teo ống thận, ...

Biến chứng ảnh hưởng đến mắt

Thị lực của người bệnh tiểu đường sẽ suy giảm tùy theo từng mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Thường gặp nhất là các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, tăng nháp áp, bệnh võng mạc hoặc nguy hiểm hơn là mù lòa.

Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh

Gần một nửa người mắc bệnh đái tháo đường sẽ xuất hiện những ảnh hưởng liên quan đến hệ thần kinh. Đây cũng là nguyên nhân vì sao người bệnh tiểu đường hay bị tê bì, mất cảm giác tay chân. Nghiêm trọng hơn có thể bị lở loét dẫn đến phải cưa phần chân bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể gặp một vài biến chứng sau:

- Tăng nguy cơ tái lại bệnh ở lần mang thai tiếp theo, đồng thời là nguyên nhân gốc rễ gây ra tiểu đường tuýp 2 khi về già. 

- Trong giai đoạn này thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu mẹ bầu không có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách, trường hợp xấu nhất có thể xảy khiến thai nhi tử vong trước hoặc ngay sau khi sinh.

Với những thông tin về bệnh tiểu đường chúng tôi chia sẻ ở trên hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này. Mặc dù hiện nay chưa có phương thức điều trị triệt để nhưng nếu bạn áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thường xuyên thì chúng tôi tin rằng bệnh đái tháo đường sẽ không còn quá nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook