Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Bất dung nạp fructose và những điều bạn chưa biết

Rối loạn chuyển hóa fructose (hay bất dung nạp fructose) được xếp vào một trong những loại rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này bằng cách giải đáp những thắc mắc liên quan như: hội chứng không dung nạp fructose là gì? bệnh này có nguyên nhân, biểu hiện ra sao? Hãy cũng theo dõi ngay sau đây nhé!

bat-dung-nap-duong-fructose-la-gi

Bất dung nạp fructose là gì?

Fructose là một loại đường có trong nhiều loại trái cây, mật ong và một số loại rau quả. Hội chứng không dung nạp fructose nói một cách dễ hiểu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa trong đó hệ thống đường ruột không thể hấp thụ được đường fructose gây tiêu chảy sau khi ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa loại đường này.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng bất dung nạp fructose

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không dung nạp được fructose, sau đây là 3 nguyên nhân chính:

Do thiếu Fructose 1-phosphate aldolase (hay còn được gọi là aldolase B)

Đây là loại enzyme cần thiết trong quá trình phân hủy đường fructose. Sự thiếu hụt enzyme aldolase B sẽ khiến trẻ xuất hiện hàng loạt những triệu chứng như: hạ đường huyết, đau bụng, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi, ... khi con ăn những loại thực phẩm có chứa fructose. Nếu không kịp thời phát hiện và có phác đồ điều trị sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sau như mắc các bệnh lý về gan, thận, …

bat-dung-nap-lactose-nguyen-nhan-do-dau

Do thiếu Fructokinase:

Theo nhiều cuộc khảo sát cho biết, tỷ lệ mắc phải tình trạng này rơi vào khoảng 1/130.000 trẻ khi sinh ra (tức là khoảng 0.000007%). Sự thiếu hụt này sẽ làm lượng fructose trong máu và trong nước tiểu tăng lên đáng kể. Đặc biệt, khi mắc phải tình trạng này trẻ sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và chỉ phát hiện khi vô tình cần đi xét nghiệm nước tiểu.

Do thiếu fructose-1,6-biphosphatase

fructose-1,6-biphosphatase có mặt trong quá trình tân tạo glucose. Chính vì vậy, việc cơ thể thiếu hụt lượng fructose-1,6-biphosphatase sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết, ceton máu, ... Trẻ sơ sinh gặp hội chứng này vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

dau-hieu-nhan-biet-bat-dung-nap-fructose

Không dung nạp được fructose có biểu hiện ra sao?

Mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau, dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những triệu chứng thường gặp nhất:

- Hay bị co thắt dạ dày và luôn trong trạng thái đầy hơi, buồn nôn

- Tần suất đi vệ sinh nặng tăng lên nhiều lần trong ngày

- Có hiện tượng ngạt mũi, nhức đầu hoặc đau nửa đầu

- Ngoài ra, không dung nạp được fructose có thể gây ra tình trạng phát ban, da sưng tấy, ...

- Một số trường hợp nặng hơn có thể ngất xỉu, tim đập nhanh, khó thở, ... hoặc những phản ứng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng khi ăn uống những loại thực phẩm có chứa đường fructose.

phuong-phap-dieu-tri-bat-dung-nap-fructose

Các phương pháp điều trị bất dung nạp fructose 

Tùy vào mức độ nghiêm trọng cũng như phản ứng của trẻ đối với rối loạn chuyển hóa fructose mà ta có các phương pháp điều trị như sau:

- Đối với nguyên nhân đầu tiên là thiếu hụt Fructose 1-phosphate aldolase (hay còn được gọi là aldolase B) có 2 phương pháp đó là sử dụng glucose giúp hạ đường huyết với nhu cầu điều trị ngắn hạn và loại bỏ fructose, sorbitol cũng như sucrose với việc điều trị dài hạn.

- Đối với nguyên nhân tiếp theo là thiếu hụt fructose-1,6-biphosphatase, bạn có thể sử dụng glucose uống hoặc đường tĩnh mạch.

- Hiện nay, cách thức điều trị hội chứng bất dung nạp fructose được nhiều người lựa chọn nhất đó là hạn chế tối đa các loại thực phẩm có chứa đường này. Ví dụ như: mật ong, hoa quả, nước ép hoa quả, ớt đỏ, củ cải đường, hành tây, ngô, khoai lang hoặc các loại nước ngọt, …

Trên đây là tất tần tật những thông tin chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về hội chứng bất dung nạp fructose nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook