Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Bệnh loãng xương có chữa được không? Giải đáp từ chuyên gia

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên và đang có tốc độ trẻ hóa ngày càng tăng cao. Vậy bệnh loãng xương có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua những thông tin được chia sẻ trong bài biết ngay dưới đây nhé!

nguyen-nhan-gay-loang-xuong

Nguyên nhân và những yếu tố gây bệnh loãng xương

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương chủ yếu là do xuất hiện những yếu tố làm cho quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn trong khi đó quá trình tạo xương vẫn diễn ra bình thường hoặc giảm sút. 

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương thường gặp bao gồm: 

  • Do tuổi tác
  • Do giới tính: Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ bị loãng xương ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình từng bị bệnh loãng xương thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này
  • Do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng như: canxi, photpho, magie, vitamin D, ...
  • Thể chất kém phát triển ngay từ khi còn nhỏ, người suy dinh dưỡng thể thấp còi hoặc những bệnh lý khác gây cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Người lười vận động, ít luyện tập thể dục, thể thao
  • Lạm dụng uống rượu bia quá nhiều 
  • Phụ nữ mắc bệnh loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.
  • Người mắc hội chứng Cushing
  • Do tác dụng phụ của những loại thuốc chống động kinh, thuốc kháng đông máu, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc chống ung thư, ... khi người bệnh sử dụng trong khoảng thời gian dài với liều lượng cao. 

chan-doan-benh-loang-xuong

Chẩn đoán bệnh loãng xương

  • Những triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng bệnh loãng xương thường diễn ra rất âm thầm, đại đa số các trường hợp đều không có dấu hiệu cụ thể nào ngoài việc bị gãy xương. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bệnh trở nặng và đã xảy ra biến chứng hoặc là biểu hiện những triệu chứng gây ra loãng xương thứ phát như: 

Đau lưng cấp, đau lưng mạn tính trong trường hợp gãy, lún đốt sống.

Cột sống bị biến dạng làm giảm chiều cao gây tình trạng gù hoặc vẹo cột sống, ... bởi thân các đốt sống đã bị gãy.

Có cảm giác khó thở, đau tức ngực, ... do biến chứng loãng xương ở các xương lồng ngực

Xương bị gãy ở những vị trí khác nhau, thường sẽ bị gãy ở cổ, đùi và các đốt sống, ... do tai nạn, chấn thương nhẹ trong sinh hoạt hàng ngày. 

  • Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Đo mật độ xương bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (hay còn gọi là Dual Energy Xray Absorptiometry - DXA) tại vị trí trung tâm như xương cột sống, xương vùng khớp háng. Đo mật độ xương sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ loãng xương từ đó đưa ra dự báo nguy cơ bị gãy xương trong tương lai và phác đồ theo dõi điều trị loãng xương. 

Chụp X-quang: Phác thảo lại chính xác hình ảnh xương bị biến dạng, suy yếu.

Tiến hành siêu âm hoặc DXA giúp đo lường khối lượng xương ngoại vi như ở ngón tay, gót chân, ...

Chẩn đoán bằng hình ảnh khác: Chụp cắt lớp vi tính CT-scan, chụp cộng hưởng từ MRI, ... có thể được dùng để đánh giá khối lượng xương đặc biệt ở xương cột sống hoặc xương đùi. 

Làm các xét nghiệm huyết học như: Phương pháp này sẽ giúp các định được nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát bao gồm FT3, FT4, TSH, Albumin, Phospho máu, 25-OH-vitamin D, ...

benh-loang-xuong-co-chua-duoc-khong

Bệnh loãng xương có chữa được không?

Loãng xương là căn bệnh không có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Người bệnh chỉ có thể cải thiện tình trạng loãng xương chứ không thể làm cho sức khỏe xương khớp phục hồi như trước. 

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được sử dụng kết hợp với mục đích điều trị bệnh loãng xương. Bao gồm: 

  • Điều trị không dùng thuốc

Là phương pháp bổ sung Canxi từ nguồn thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: sữa, sữa chua, phô mai, hải sản, các loại rau lá xanh, các loại đậu, cá, ... Bạn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể hấp thu được hết lượng canxi được cung cấp.

Tăng cường sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin K như: dưa cải, đậu nành, phô mai, ...

Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như: bông cải xanh, bắp cải, các loại ra xanh khác, ...

Cung cấp các loại thực phẩm giàu axit béo, omega 3, protein từ cá thu, cá hồi, các loại hạt, ... cùng những thực phẩm chứa hàm lượng magie, kẽm dồi dào từ những loại cây họ đậu, ngũ cốc, các loại hạt, ...

Tăng cường hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với độ tuổi như: chạy bộ, tập gym, tập yoga, đạp xe, ...

Thay đổi lối sống khoa học: ăn uống, ngủ nghỉ đủ giấc, hạn chế rượu bia, thuốc lá, ...

  • Điều trị bệnh loãng xương bằng cách dùng thuốc

Bổ sung những thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của hệ xương như: vitamin D và canxi từ các sản phẩm thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp 

Bổ sung vitamin D và canxi cho cơ thể từ các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng, cụ thể: một ngày cần cung cấp khoảng 800-1000 IU vitamin D cùng với 500-1500 mg canxi. Với những người bệnh lớn tuổi hoặc bị suy thận sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm Calcitriol với hàm lượng 0,25 – 0,5mcg. 

Sử dụng những sản phẩm thuốc thuộc nhóm Bisphosphonates (BPN) luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi nhắc đến điều trị bệnh loãng xương. Lưu ý: chống chỉ định cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người dưới 18 tuổi, người bệnh suy thận ở mức lọc cầu thận <35ml/phút.

Sử dụng thuốc Alendronate 70mg + Cholecalciferol 2800UI hoặc Alendronate 70mg 1 lần/tuần, uống kèm nhiều nước vào buổi sáng sớm khi bụng đói. Sau khi uống thuốc, tránh nằm ngay mà nên vận động trong khoản 30 phút. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là khó nuốt, viêm loét dạ dày, viêm thực quản, ...

Truyền tĩnh mạch Alendronate 70mg 1 năm/lần. Nên bổ sung đủ nước, canxi, vitamin D trước khi tiến hành truyền tĩnh mạch. Tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch Alendronate 70mg đó là: sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ... Lúc này bạn có thể sử dụng Acetaminophen (Paracetamol) để giảm tình trạng đau đớn.

Tiêm Calcitonin (được chiết suất từ cá hồi): Tiến hành tiêm dưới da khoảng 100 UI hoặc xịt qua niêm mạc mũi 200UI/ngày. Điều trị theo phương pháp này trong khoảng 2-4 tuần sau đó cho người bệnh loãng xương tiếp tục điều trị bằng nhóm thuốc Bisphosphonate.

Sử dụng liệu pháp Hormone: Chỉ dành cho cho phụ nữ bị loãng xương sau thời kỳ mãn kinh. 

Thuốc Denosumab (thuốc kháng đơn dòng RANKL): Là liều tiêm dưới da khoảng 60mg/lần trong vòng 6 tháng. 

Tiếp đến là sử dụng các thuốc có tác dụng kép (tăng khả năng tạo xương đồng thời chống hủy xương) như Bisphosphonat với liều lượng 20 mcg/ngày duy trì liên tục trong 2 năm. 

Chỉ định với Calcitonin và các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs), thuốc giảm đau bậc 2, thuốc giãn cơ. Khi thấy xuất hiện tình trạng đau các xương, đau cột sống bạn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau thần kinh và vitamin nhóm B. Một số triệu chứng của việc chèn ép dây thần kinh liên sườn như: chậm tiêu, đau ngực, khó thở, tê mỏi chân tay, ...

  • Điều trị ngoại khoa

Thay chỏm xương đùi, bắt vít xốp hoặc thay toàn bộ khớp háng trong trường hợp người bệnh loãng xương bị gãy xương đùi hoặc xương cổ. 

Áp dụng phương pháp tạo hình đốt sống như bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt nhân tạo, ... trong những trường hợp người bệnh loãng xương bị gãy đốt sống hoặc biến dạng cột sống.

Với những trường hợp bị gãy xương do biến chứng của loãng xương, cần áp dụng phương pháp phẫu thuật liền xương. 

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Bệnh loãng xương có chữa được không? Hãy kiên trì cải thiện sức khỏe xương khớp từng ngày nhằm nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mình nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm dòng sữa canxi cho người loãng xương Oscare Canxi D3 giúp tăng cường sức khỏe xương khớp nhờ có chứa lượng lớn canxi nano dễ dàng thẩm thấu vào xương giúp nâng cao sức khỏe xương khớp đến từ thương hiệu sữa Oscare nổi tiếng tại Việt Nam 

Để biết thêm thông tin chi tiết về thành phần và công dụng vượt trội của dòng sữa Oscare Canxi D3 dành cho người bệnh loãng xương, bạn có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua những thông tin dưới đây

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH        

Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.        

Điện thoại: 024.224.00.555        

Website: nanohealthtech.vn        

Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook