Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh đái tháo đường tuýp 2 hay còn được biết đến với tên gọi bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây là một trong ba căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay cùng với tốc độ ra tăng nhanh chóng và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tính đến năm 2017, Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) đã thống kê và cho biết Việt Nam hiện đã có 3,53 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, hầu hết mọi người bệnh đều rơi vào nhóm đái tháo đường tuýp 2.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin quan trọng về căn bệnh này một cách khái quát nhất. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để không bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào bạn nhé!

benh-tieu-duong-tuyp-2-la-gi

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Đái tháo đường type 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate có đặc điểm làm tăng hàm lượng glucose trong máu do 2 lý do chính là khiếm khuyết về tiết insulin và do tác động của insulin đến cơ thể (thường gặp tình trạng đề kháng insulin).

Khi mới mắc bệnh đái tháo đường type 2 cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện đề kháng insulin, nghĩa là cơ thể có đủ insulin nhưng lại không sử dụng insulin đúng cách hay insulin không thực hiện hết được chức năng và nhiệm vụ của nó. 

Hiện nay, bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa chủ yếu là do thói quen lười tập thể dục và tình trạng thừa cân, béo phì. Với những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: hệ thống tim và mạch máu, mắt, thần kinh, thận, ...

nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-tuyp-2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguyên nhân do đâu?

Như các bạn đã biết, tuyến tụy có vai trò sản sinh ra hormone insulin giúp các tế bào chuyển hóa lượng glucose từ chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Tuy nhiên, với người bệnh đái tháo đường tuýp 2 mặc dù cơ thể có tạo ra insulin nhưng các tế bào lại sử dụng không hiệu quả. Do đó, để tránh lượng đường còn dư thừa trong máu, tuyến tụy sẽ tạo ra nhiều insulin hơn để chuyển hóa hết lượng đường còn tồn đọng trong máu. Nhưng đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin nữa thì lượng đường trong máu sẽ tích tụ ngày càng nhiều và gây ra bệnh tiểu đường. 

Ngay dưới đây là một vài nguyên nhân chủ chốt gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2 mà bạn có thể tham khảo:

Do Gen di truyền

Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học cho biết đã tìm ra các đoạn DNA khác nhau gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin của cơ thể.

Cơ thể thừa cân, béo phì

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 do xuất hiện tình trạng kháng insulin. Tuy nhiên, không phải ai bị thừa cân, béo phì cũng mắc phải căn bệnh này. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, người béo phì sẽ có khả năng mắc bệnh đái đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với người bình thường. 

Người bị rối loạn chuyển hóa

Đối với người bị kháng insulin thương đi kèm với một loạt các biểu hiện như: lượng đường trong máu luôn ở mức cao, vùng bụng có nhiều mỡ thừa, bị huyết áp cao, ...

Gan hoạt động kém 

Insulin có nhiệm vụ vận chuyển glucose vào tế bào để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng gan bị suy giảm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình cân bằng chuyển hóa glucose và gây ra bệnh đái tháo đường tuýp 2.

dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong-tuyp-2

Dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2

Đái tháo đường tuýp 2 thường chỉ xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ khiến người bệnh khó phát hiện ra. Ngay dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2 bạn cần chú ý:

  • Hay khát nước
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Tay, chân bị ngứa ran như bị kim châm
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Những vết thương hở lâu lành
  • Cảm thấy đói mặc dù mới ăn xong
  • Bị giảm cân không lý do
  • Xuất hiện nhiều vùng da tối màu quanh cổ hoặc nách

Chỉ số tiểu đường tuýp 2

Với cơ thể người bình thường, chỉ số đường huyết tại các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ như sau:

- Trước khi ăn: 90-130 mg/dl (khoảng 5-7,2 mmol/l)

- Sau khi ăn: dưới 180 mg/dl (khoảng <10 mmol/l)

- Buổi tối trước khi đi ngủ: 100-150 mg/l (6-8,3 mmol/l)

Còn với người bệnh tiểu đường tuýp 2, tại các thời điểm khác nhau mức đường huyết cụ thể như sau:

- 8 tiếng sau khi ăn: từ 126 mg/dl trở lên (khoảng 7 mmol/l)

sua-cho-nguoi-tieu-duong-oscare-nutrition-deabetes

Sữa dành cho người tiểu đường Oscare Nutrition Diabetes

Oscare Nutrition Diabetes là dòng sữa dành riêng cho người bệnh đái tháo đường. Trong sữa không chứa Carbohydrate nên khi sử dụng sẽ không có tình trạng bị phân hủy để tạo ra glucose, như vậy sẽ giúp duy trì lượng đường huyết luôn trong trạng thái ổn định, ngay cả sau khi ăn.

Thành phần Acid Alpha Lipoic (ALA) có trong sữa có khả năng phục hồi lại những tế bào thần kinh bị tổn thương do biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Với nguồn nguyên liệu chất lượng hàng đầu được nhập khẩu hoàn toàn từ New Zealand, đồng thời được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến đạt chuẩn GMP, đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Mặc dù mới ra mắt thị trường trong thời gian gần đây nhưng sản phẩm được đông đảo người dân trên cả nước tin dùng. Ngoài ra, còn được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng tại các bệnh viện lớn, nhỏ khuyên dùng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm Oscare Nutrition Diabetes.

Thông tin chung:

Thương hiệu: Oscare

Xuất xứ: Việt Nam

Nguyên liệu: Nhập khẩu từ New Zealand

Trọng lượng: Hộp 900g

Hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Giá tham khảo: 399.000đ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook