Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào?

Tiểu đường là một trong những căn bệnh mãn tính và diễn ra âm thầm. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết về mức độ nguy hiểm của biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết nhé!

benh-tieu-duong-co-may-giai-doan

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?

Bệnh đái tháo đường được chia thành 4 giai đoạn. Tuy nhiên, với người mắc tiểu đường tuýp 1 thì những giai đoạn chuyển biến của bệnh không xuất hiện quá rõ ràng. Nhưng với người tiểu đường tuýp 2 bạn có thể dễ dàng nhận biết hơn thông quá những triệu chứng đi kèm được liệt kê ngay dưới đây: 

Giai đoạn 1: Xuất hiện sự đề kháng insulin

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hay còn được gọi là tiền tiểu đường. Ở thời điểm này lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát được. Xảy ra hiện tượng này do xuất hiện những tế bào ngăn chặn hoạt động của hormone insulin gây ảnh hưởng đến hoạt động của insulin. Từ đó dẫn đến tình trạng hấp thu glucose của tế bào giảm sút. 

Giai đoạn 2: Bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn

Khi bước đến giai đoạn này, cơ thể đã không còn tự bù trừ được tình trạng kháng insulin trong giai đoạn 1. Đồng nghĩa với việc tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin dẫn đến chỉ số đường huyết lúc đói của người bệnh tăng cao hơn mức bình thường (≥ 7 mmol/l).

Giai đoạn 3: Bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn

Đây là thời điểm chỉ số đường huyết khó kiểm soát và hiện tượng kháng insulin ngày càng tăng cao làm cho tuyến tụy hoạt động quá mức liên tục trong thời gian dài dẫn đến chức năng sản xuất insulin suy giảm nhanh chóng. Người bệnh sẽ cảm nhận được những biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như: bệnh thận mãn tính, bệnh tim, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ... Điều trị bệnh ở giai đoạn này đã trở nên khó khăn hơn. 

Giai đoạn 4: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Đây là lúc bệnh tiểu đường đã nghiêm trọng hơn đi kèm với những biến chứng đe dọa đến tính mạng như: biến chứng nhiễm trùng da, biến chứng thận, biến chứng về mắt, biến chứng thần kinh, biến chứng về tim mạch.

bien-chung-tieu-duong-giai-doan-cuoi

Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối dễ dàng nhận biết như sau: 

Biến chứng liên quan đến tim mạch: Suy tim, huyết áp cao

Huyết áp cao: Đây là biến chứng chung được tạo thành từ nhiều bệnh khác nhau nhưng nó được biểu hiện rõ nhất ở những người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Theo kết quả của các đợt thống kê cho thấy, khoảng 50% người bệnh tiểu đường đều đi kèm với biến chứng tăng huyết áp. 

Suy tim: Người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có những dấu hiệu của bệnh suy tim như: khó thở, cơ thể mệt mỏi, chân tay bị phù nề, thường xuyên bị đau tức ngực sau đó lan ra vai và đầu, ho khan, ... Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do lượng đường huyết tăng cao khiến thành mạch bị tổn thương gây ra hiện tượng tích lũy hạ cholesterol dẫn đến xơ vữa mạch máu. Lúc này, hoạt động vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể gặp nhiều khó khăn khiến tim phải hoạt động nhiều hơn

Biến chứng liên quan đến thận: Suy thận 

Hàm lượng đường dư thừa trong máu quá cao khiến cho thận hoạt động quá tải làm cho chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng và trở nên yếu hơn. 

Các triệu chứng người bệnh sẽ gặp phải trong giai đoạn này bao gồm: đi tiểu nhiều lần, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi, chán ăn, viêm âm đạo, …

Biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối ở mắt

Hàm lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài khiến hệ thống dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng và gây ra nhiều bệnh về mắt. Nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.

Biến chứng hoại tử da 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng glucose trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài khiến  cho các vết thương hở của người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối lâu lành hơn. Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ mất 1 đến 2 tuần để vết thương khỏi hoàn toàn nhưng với người bệnh tiểu đường thì sẽ kéo dài khoảng 1 tháng và có thể hơn nữa. Trong trường hợp vết thương quá to, nếu không chăm sóc cẩn thận có thể bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử và phải cắt bỏ.

Hy vọng với thông tin chúng tôi chia sẻ về những biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Với bệnh tiểu đường thì cách tốt nhất để phòng ngừa những biến chứng đó là việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng chuẩn kết hợp với chế độ sinh hoạt, thể dục hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bổ sung dưỡng chất đầy đủ và cân bằng cách uống sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường Enlilac Diabetes. Là dòng sữa được các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đánh giá cao về chất lượng đồng thời Enlilac Diebetes hiện đang được phân phối tại các bệnh viên, hiệu thuốc lớn, nhỏ trên khắp cả nước nên bạn hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook