Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Biến chứng tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm ra sao?

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo điều tra của Bộ Y Tế tiến hành vào năm 2015, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường trên cả nước chiếm 4,1% trong đó có đến 90-95% các trường hợp người bệnh bị tiểu đường tuýp 2. Là một căn bệnh diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại để lại nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy cụ thể biến chứng tiểu đường tuýp 2 như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

benh-tieu-duong-tuyp-2-la-gi

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra do có sự rối loạn chuyển hóa không đồng nhất bên trong cơ thể, với đặc điểm là lượng đường huyết tăng cao do bị khiếm khuyết về tiết insulin và do tác động của insulin.

Tăng lượng đường huyết mạn tính trong thời gian dài sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa protide, carbohydrate, lipid, gây tổn thương đến  nhiều cơ quan khác nhau như: mắt, tim, thận, hệ thần kinh, mạch máu, ...

bien-chung-tieu-duong-tuyp-2

Những biến chứng tiểu đường tuýp 2 

Biến chứng cấp tính

Nhiễm toan ceton

Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, bởi nồng độ axit tăng cao. Đồng thời là kết quả của quá trình chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong.

Tăng áp lực thẩm thấu

Khi chỉ số đường huyết quá cao sẽ khiến người bệnh bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Đây được coi là biến chứng nguy hiểm và dễ tử vong nhất đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu ngay lập tức

Hạ đường huyết

Tình trạng nảy ra khi đường huyết hạ xuống dưới mức 3,6mmol/l. Nguyên nhân có thể do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc do ăn uống kiêng khem quá mức, tập luyện quá sức hay uống quá nhiều rượu. Với những dấu hiệu như: bụng đói cồn cào, cơ thể mệt mỏi, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực. Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới hôn mê, nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh tử vong.

Biến chứng mạn tính

- Biến chứng về tim mạch: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao, xơ cứng động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim gây di chứng liệt hoặc tử vong.

- Biến chứng về thận: Bệnh đái tháo đường gây ra các tổn thương đến hệ thống mạch máu nhỏ ở thận khiến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc có thể dẫn đến bệnh suy thận. Theo nhiều cuộc khảo sát cho biết, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị bệnh thận cao hơn rất nhiều so với người khỏe mạnh bình thường. Lúc này, việc duy trì chỉ số đường huyết và huyết áp ổn định sẽ có tác động tích cực đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

- Biến chứng về thần kinh:

Tổn thương hệ thống dây thần kinh: Đây là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất ở người bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh khắp cơ thể khi lượng đường trong máu và huyết áp quá cao.

Triệu chứng ở các chi: Người bệnh sẽ có cảm giác tê bì, rối loạn cảm giác hoặc teo cơ, lở loét do thiếu dinh dưỡng. Nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến cắt bỏ chi rất lớn. 

Tổn thương dây thần kinh sọ có thể dẫn đến tình trạng sụp mi, lác trong hoặc có thể bị liệt mặt.

Ngoài ra, khi bị tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, rối loạn tiêu hóa, liệt bàng quang, ...

- Biến chứng về thị giác: Hầu như những người mắc bệnh đái tháo đường đều sẽ xuất hiện một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mất thị lực hoàn toàn.

- Các biến chứng tiểu đường thai kỳ:

Hàm lượng Glucose trong máu tăng cao ở giai đoạn thai kỳ có thể  làm cho thai nhi bị quá cân. Điều này khiến mẹ bầu và thai nhi có nguy cơ gặp phải những ảnh hưởng như: hạ đường huyết đột ngột sau sinh, trẻ sinh non, …

Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, buộc người bệnh phải chung sống cả đời. Hiện nay, mặc dù chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh đái tháo đường nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh để ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook