Tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng, với sự góp mặt trong hầu hết quá trình chuyển hóa, thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Chính vì vậy, khi tuyến giáp xuất hiện bất kỳ bất thường nào đều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích nhất với chủ đề các bệnh về tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay. Bạn hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn có hình cánh bướm, nằm ở vị trí trước khí quản và phí sau thanh quản, có kích thước khoảng 2 inch. Cấu tạo của tuyến giáp bao gồm 3 phần: thùy phải, thùy trái và eo tuyến giáp nối 2 thùy. Tuy nhiên, cũng có một số người không có eo tuyến giáp mà chỉ có hai thùy riêng biệt, bám vào sụn giáp.
Với nhiệm vụ bài tiết, dự trữ đồng thời giải phóng hai loại hormone là T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine) để tham gia vào quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bình thường, mọi hoạt động trao đổi chất luôn được diễn ra ổn định, không quá nhanh cũng không quá chậm. Ngược lại, chỉ cần xuất hiện chút bất thường trong hoạt động của tuyến giáp cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, cổ bị sưng to, đau mỏi người, ... đều là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Ngay dưới đây là 4 loại bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp:
Suy giáp hay còn được gọi là suy tuyến giáp, là một dạng bệnh lý cho thấy tuyến giáp đang hoạt động kém hiệu quả, không cung cấp đủ lượng hormone tuyến giáp cần thiết cho cơ thể. Có thể kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như:
- Người mắc bệnh suy giáp bẩm sinh
- Người bị bệnh teo tuyến giáp
- Người bị ảnh hưởng bởi những cuộc phẫu thuật, xạ trị sau khi điều trị bệnh cường giáp.
- Người có chế độ dinh dưỡng thiếu iot
- Thứ phát sau khi bị bệnh ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên
Bệnh suy giáp có những biểu hiện không thực sự đặc hiệu, gần giống như những bệnh lý khác như: mệt mỏi, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ, mặt phù nhẹ, khô da, khô mắt, khàn tiếng, ... Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như: chán ăn, tinh thần mệt mỏi, tóc rụng nhiều, nhịp tim chậm, huyết áp thấp hoặc những hội chứng về da.
Để điều trị bệnh suy giáp, người bệnh cần kiên trì uống thuốc cũng như tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Một trong các bệnh về tuyến giáp đó là cường giáp hay cường tuyến giáp xảy ra do tuyến giáp sản sinh nhiều lượng hormone tuyến giáp T3 và T4 gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng ta có thể mắc bệnh cường tuyến giáp do một vài nguyên nhân khác như: ăn nhiều iot, viêm giáp, u tuyến độc, bệnh bướu giáp thể đa nhân, bệnh Basedow, ...
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp bao gồm:
Bệnh cường tuyến giáp có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:
- Sụt cân không rõ lý do mặc dù chế độ sinh hoạt và ăn uống vẫn diễn ra bình thường.
- Khu vực phía trước cổ bị phình to (hay còn gọi là bướu cổ)
- Thường xuyên thấy đánh trống ngực, khó thở, đôi khi còn cảm thấy đau tức ngực
- Bị tiêu chảy trong thời gian dài
- Thân nhiệt cao hơn bình thường nên sẽ không chịu được thời tiết nắng nóng hoặc ở những nơi có nhiệt độ cao
- Bị run tay với biên độ nhỏ, tần số nhanh mà người bệnh cường giáp không thể tự kiểm soát được
- Hay đổ mồ hôi trộm
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc
- Tâm trạng thay đổi dễ cáu giận, lo lắng
Các bác sĩ cho biết, bệnh cường giáp thực chất không quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như:
Có rất nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh cường giáp như: sử dụng thuốc ức chế tiết hormone của tuyến giáp, sử dụng iod phóng xạ, ... Lưu ý, phương pháp sử dụng iod phóng xạ thường được áp dụng với người người cao tuổi hoặc với những trường hợp đã điều trị bằng thuốc nhưng bệnh tái phát. Phương pháp này cũng có một số rủi ro đó là khi kết thúc điều trị, chức năng của tuyến giáp đã bị suy giảm rất nhiều có thể cần phải dùng hormone thyroxin (T4) để điều trị suốt đời.
Trường hợp uống thuốc không hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật cắt bỏ một phần giáp trạng.
Nếu dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh cũng có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần giáp trạng.
Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp đang có xu hướng gia tăng ở cả nam và nữ giới. Chiếm khoảng 1% trong tất cả các loại ung thư. Người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như: tuyến giáp phình to trong thời gian ngắn, nổi hạch xung quanh tuyến giáp, sụt cân không rõ lý do, thường xuyên đổ mồ hôi, không chịu được nóng, căng thẳng, mất ngủ, hồi hộp, khó thở, ...
Bệnh ung thư tuyến giáp được xác định bởi những nguyên nhân bao gồm: di truyền, bị nhiễm phóng xạ, rối loạn hệ miễn dịch, có sự thay đổi hormone, ...
Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh sẽ được bác sĩ điều trị theo những cách khác nhau như: phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, ...
Tuy nhiên, đây là căn bệnh có tiên lượng tốt hơn so với những loại ung thư khác nên người bệnh không cần quá lo lắng. Nếu phát hiện sớm và được điều trị đúng cách thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 97%.
Là một trong những dạng bệnh thường gặp nhất của tuyến giáp. Phát triển một cách âm thầm, không xuất hiện những dấu hiệu nhận biết cụ thể và không gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày nên người bệnh rất khó phát hiện. Bạn chỉ cảm thấy khó chịu khi cổ phình lớn, nổi những khối u chèn ép các cơ quan xung quanh gây ra cảm giác khó thở, khó nuốt, ...
Bướu lành tuyến giáp được chia thành 3 loại:
Tuyến giáp to không đồng đều: Thường sẽ không xuất hiện triệu chứng gì và không cần điều trị
Tuyến giáp to đều, không gây đau đớn: Tuyến giáp to gây mất thẩm mỹ, đồng thời chèn ép những bộ phận khí quản, thanh quản làm cho người bệnh cảm thấy khó thở, ho. Cần điều trị bằng cách uống thuốc để tuyến giáp nhỏ lại. Trong trường hợp uống thuốc không có tác dụng, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, chỉ giữ lại một phần nhỏ.
Tuyến giáp chỉ có một vị trí to hơn bình thường: Trường hợp này, cần tiến hành xét nghiệm sinh thiết nhằm xác định xem có phải khối u ác tính không để đưa ra phương án điều trị kịp thời.
Trên đây là các bệnh về tuyến giáp thường gặp nhất. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc của người bệnh.
Do đó, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu về các bệnh tuyến giáp như ở trên bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất nhé.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo thêm dòng sữa cho người bệnh tuyến giáp, cường giáp Enlilac Thyro và sữa dành cho người bệnh suy giáp, người có chế độ ăn uống hạn chế iot Enlilac Thyro LID
Để biết thêm những thông tin dinh dưỡng cũng như lợi ích vượt trội của những dòng sữa này, bạn hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia tư vấn của chúng tôi qua thông tin dưới đây nhé!
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH
Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.
Điện thoại: 024.224.00.555
Website: nanohealthtech.vn
Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *