Khi mắc bệnh tiểu đường bạn sẽ gặp phải vô số những biến chứng kèm theo gây ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể. Theo ước tính, cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có 1 trường hợp xuất hiện những biến chứng về da. Những biến chứng ở da có thể xuất hiện khá sớm, ngay khi người bệnh được chẩn đoán mắc tiểu đường. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gửi đến bạn 10 biến chứng tiểu đường ở da thường gặp nhất và phương pháp điều trị với từng trường hợp cụ thể nhé!
Người bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn cao hơn người bình thường. Các bệnh nhiễm trùng phổ biến ở người bệnh tiểu đường như: lẹo, nhọt, nhiễm trùng nang tóc hoặc nhiễm trùng móng. Còn với nhiễm khuẩn thì da sẽ xuất hiện những vết loét viêm, có thể chảy mủ gây đau đớn.
Bạn có thể điều trị biến chứng này bằng cách sử dụng những loại thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng kem bôi. Tuy nhiên, để kiểm soát được biến chứng này bạn cần sử dụng kết hợp giữa thuốc kháng sinh cùng việc duy trì ổn định chỉ số đường huyết bên trong cơ thể.
Nhiễm nấm Candida albicans được coi là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu như: mẩn ngứa, nổi mụn đỏ và thường gặp ở những vùng da ẩm ướt như: kẽ tay, kẽ chân hoặc nách, ... Đặc biệt, với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thì rất dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng nấm âm đạo. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu này bạn hãy đến bệnh viện thăm khám để được các y bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé.
Khi người bệnh tiểu đường bị nhiễm nấm men và bị mất nước sẽ làm cho cấu trúc da trở nên khô hơn. Kết hợp với sự kém hiệu quả trong quá trình vận chuyển máu tới những vùng da bị đó gây ra hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh làm giảm chức năng tiết mồ hôi ở tay, chân. Đây cũng là một trong những lý do khiến da người bệnh tiểu đường luôn trong trạng thái khô và ngứa.
Để cải thiện tình trạng này bạn nên lựa chọn những loại xà phòng tắm hoặc sữa tắm phù hợp với da kết hợp với sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giúp da mềm mịn hơn.
Là biến chứng tiểu đường ở da khá phổ biến với những người bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh bạch biến liên quan đến phản ứng tự miễn dịch của cơ thể làm ảnh hưởng đến sắc tố Melanin (một sắc tố quyết định màu da). Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện những vết trắng loang lổ chủ yếu tại các vị trí như: khuỷu tay, ngực, quanh miệng, mắt, mũi.
Trên thực tế chưa có loại thuốc nào có thể điều trị được biến chứng này. Người bệnh có thể bảo vệ vùng da này bằng cách sử dụng những loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
Bệnh đái tháo đường có thể gây ra những tổn thương đến hệ thần kinh và lầm mất cảm giác ở bàn chân. Chính điều này khiến bạn khó phát hiện khi dẫm lên một vật thể lạ làm tổn thương chân mà không biết, nó sẽ tạo điều kiện để vết thương lan rộng hoặc nguy hiểm hơn là tạo thành những vết loét khiến bạn phải cắt bỏ phần chân bị tổn thương.
Nếu bạn nhận thấy tại các vị trí như: bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân đột nhiên xuất hiện những mụn phỏng nước thì rất có thể đây là biểu hiện của biến chứng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, hầu hết những nốt mụn đều không làm người bệnh cảm thấy đau đớn và có thể chữa trị được. Nhưng nếu không điều trị đúng cách làm những mụn nước vỡ ra sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập kiếm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Biến chứng này xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh tay và mông với hình dạng như hạt đậu có màu vàng hoặc màu da và có quầng đỏ xung quanh, gây ngứa khó chịu. Thường gặp ở những đối tượng bị mỡ máu, người không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, người có hàm lượng cholesterol cao và nam giới mắc tiểu đường tuýp 1.
Biến chứng bệnh tiểu đường ở da tiếp theo khiến nhiều người dễ nhầm lẫn sang bệnh khác đó là các ngón tay trở nên xơ cứng. Do các tế bào thần kinh và thành mạch bị tổn thương làm cho lượng collagen bị lắng đọng khiến các vùng da có nhiều nếp gấp trở nên dày hơn.
Để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần sử dụng kem dưỡng ẩm kết hợp với kiểm soát chỉ số đường huyết ổn định.
Với đặc trưng là những đốm đỏ hoặc đỏ nâu hình tròn hoặc hình vòng cung xuất hiện tại vị trí ngón tay và tai. Có nhiều trường hợp người bệnh gặp biến chứng này đi kèm với triệu chứng ngứa.
Để điều trị tình trạng này, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc thuộc nhóm Steroid như Hydrocortisone.
Người bệnh tiểu đường có thể trạng béo phì, thừa cân thường có những mảng da tối màu và dày lên ở những vị trí có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, cổ. Đây được gọi là biến chứng gai đen ở người bệnh đái tháo đường.
Hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này, nhưng nếu người bệnh điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng kết hợp với vận động cơ thể thường xuyên nhằm giảm cân đồng thời kiểm soát lượng đường máu thì có thể các vết đen này sẽ mờ đi.
Nhìn chung, hầu hết các biến chứng tiểu đường ở da đều không quá nghiêm trọng. Điểm mấu chốt để ngăn ngừa những biến chứng này đó là kiểm soát tốt lượng đường huyết kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe bản thân nhé!
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *