Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Loãng xương: Phương pháp chẩn đoán và Điều trị loãng xương

Loãng xương là một trong những căn bệnh rất phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Và gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy phương pháp điều trị loãng xương cụ thể như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

phan-loai-benh-loang-xuong

Phân loại bệnh loãng xương

Loãng xương sẽ làm cho xương khớp dễ bị tổn thương dẫn đến tình trạng gãy xương dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do mật độ canxi bị thưa dần do tuổi tác khiến xương yếu đi. Bệnh loãng xương được chia thành 2 loại:

Bệnh loãng xương nguyên phát

Nguyên nhân chính là do tuổi già hoặc do giai đoạn mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, quá trình tạo cốt bào ở xương đã bị lão hóa làm cho quá trình tạo xương và hủy xương bị mất cân bằng. Được phân thành 2 kiểu:

Loãng xương tuýp 1(giai đoạn mãn kinh): Do lượng nội tiết tố estrogen suy giảm cùng với sự suy giảm của một số loại hormone và enzyme khác. Thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 50-55 tuổi.

Loãng xương tuýp 2 (do tuổi tác): Thường xuất hiện ở những đối tượng trên 70 tuổi bao gồm cả nam và nữ. 

Bệnh loãng xương thứ phát

Trường hợp này liên quan đến các loại bệnh lý mãn tính hoặc do sử dụng một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng phụ. Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương thứ phát như: bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh di truyền, bệnh ung thư, ...

phuong-phap-chan-doan-benh-loang-xuong

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Các phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là gì? Hãy cùng tham khảo ngay nhé

Đầu tiêu là phương pháp đo mật độ xương để biết được chỉ số T score, dựa vào chỉ số này, bác sĩ điều trị có thể xác định được mức độ loãng xương hiện tại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, đây là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh loãng xương đạt chính xác nhất. Cụ thể:

Nếu chỉ số T score -1SD trở lên: Xương khỏe mạnh và không có bất kỳ vấn đề gì.

Nếu chỉ số T score dao động từ -1SD đến -2,5SD: Cho biết bạn đang bị thiếu xương.

Nếu chỉ số T score dưới mức -2,5 SD: Cho biết đang xảy ra tình trạng loãng xương.

Nếu chỉ số T score dưới mức -2,5SD kết hợp với bị gãy xương: Cho biết bạn đang bị loãng xương nghiêm trọng.

Tiếp theo là phương pháp thực hiện xét nghiệm sinh hóa

Mặc dù phương pháp này không chẩn đoán  tình trạng loãng xương của người bệnh, nhưng lại được sử dụng rộng rãi với mục đích đánh giá sự mất xương. Sự mất xương này có thể bắt đầu từ thời kỳ tiền mãn kinh ở người phụ nữ hoặc việc sử dụng corticoid, ... Sau quá trình điều trị bệnh loãng xương, bệnh nhân vẫn được các bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm hóa sinh để theo dõi kết quả. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đóng góp tích cực vào việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng mất xương. 

Một số phương pháp khác có thể chẩn đoán tình trạng loãng xương như: chụp X-quang quy ước nhằm xác định được vị trí xương đang có vấn đề kết hợp việc chụp chụp CT scan hoặc cộng hưởng từ MRI, ...

dieu-tri-loang-xuong

Phương pháp điều trị loãng xương

Tùy thuộc vào mức độ loãng xương cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị bệnh loãng xương khác nhau và được chia thành 4 nhóm, bao gồm:

Phương pháp điều trị loãng xương không cần dùng thuốc

Trên thực tế, hệ xương khỏe mạnh liên tục bị phá hủy và xây dựng lại. Đặc biệt khi cơ thể già đi, nhất là sau giai đoạn mãn kinh hệ xương sẽ bị suy yếu nhanh chóng do hệ xương không khôi phục kịp so với tốc độ hủy xương. Lúc này, điều bạn cần làm đó là xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học để giúp làm chậm lại quá trình loãng xương.

Phương pháp điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng 

Một chế độ ăn uống tốt dành cho người bệnh loãng xương cần cung cấp lượng chất dinh dưỡng cần thiết đối với hệ xương khớp như canxi, vitamin D, photpho, ... Những thành phần dinh dưỡng này có trong sữa, các chế phẩm được làm từ sữa hoặc các loại rau lá xanh, cá hồi, hải sản, hạt óc chó, ...

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm có hại như: các loại nước uống có ga, rượu, bia, cà phê, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, ...

Phương pháp điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, vận động

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày vào buổi sáng. Điều này không những giúp cơ thể hấp thu lượng vitamin D tự nhiên mà còn giúp cho hệ xương khớp thêm dẻo dai

Lựa chọn những bài tập với cường độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi.

Các bài tập tốt cho sức khỏe xương khớp như: tập dưỡng sinh, khiêu vũ, chạy bộ, đi bộ, ...

Phương pháp dùng thuốc điều trị loãng xương

Hầu hết các loại thuốc điều trị loãng xương hoạt động bằng cách gây ức chế quá trình hủy xương. Số còn lại sẽ giúp kích thích quá trình tạo xương diễn ra nhanh chóng hơn. Những cơ chế này đều giúp xương  thêm chắc khỏe và hạn chế nguy cơ bị gãy xương. Một số loại thuốc được chỉ định dùng điều trị bệnh loãng xương như:

  • Thuốc Bisphosphonates

Là phương án đầu tiên được lựa chọn khi điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc với tác dụng chống hủy xương. Tuy nhiên, khi uống thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn. 

Những biến chứng có thể gặp phải khi bạn dùng thuốc trong khoảng thời gian dài đó là gãy xương đùi, hoại tử xương hàm (xảy ra khi người bệnh nhổ răng hoặc tác động xâm lấn đến bộ phận răng) 

Lưu ý: Chống chỉ định với phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú, người mắc bệnh suy thận cấp độ nặng. 

  • Thuốc Denosumab

Đây là phương án điều trị dành cho những đối tượng không thể sử dụng được thuốc Bisphosphonates. Loại thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm định kỳ 6 tháng/lần. Nếu người bệnh tự ý ngưng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ điều trị sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương. 

Cũng giống như thuốc Bisphosphonates, Denosumab cũng có thể gây ra biến chứng như gãy xương đùi và hoại tử xương hàm. 

  • Thuốc Strontium ranelate

Với tác dụng tăng khả năng tạo xương và gây ức chế hủy xương. Những nhóm thuốc này hiện nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi những tác dụng phụ mà nó gây cho hệ tim mạch. 

  • Các loại thuốc tăng tạo xương

Các loại thuốc như: Teriparatide, abalo paradise, romosozumab thường được chỉ định trong trường hợp mắc bệnh loãng xương nghiêm trọng, có nguy cơ bị gãy xương rất cao hoặc những trường hợp sử dụng những loại thuốc khác không đạt hiệu quả. Loại thuốc này thường được sử dụng bằng cách tiêm và sẽ hết tác dụng ngay sau khi ngừng thuốc. Chính vì vậy, sau khi ngưng dùng nhóm thuốc này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thay thế bằng các thuốc khác nhằm duy trì sự phát triển của xương mới.

Hiện nay, phương pháp điều trị loãng xương đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Loãng xương là căn bệnh diễn ra âm thầm, do đó đểu ngăn ngừa tình trạng này bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên sử dụng kết hợp thêm những loại sữa bổ sung canxi cho người già hàng ngày. Một trong những loại sữa tốt cho xương khớp được chuyên gia khuyên dùng phải kể đến đó là sữa Oscare Canxi D3 được nghiên cứu và sản xuất dựa trên công thức và hế thống dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất.

Để biết thêm công dụng vượt trội của dòng sữa Oscare Canxi D3, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua những thông tin chi tiết dưới đây

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH        

Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.        

Điện thoại: 024.224.00.555        

Website: nanohealthtech.vn        

Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook