Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

GÓC GIẢI ĐÁP: Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không chắc chắn là mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay. Bài viết sau đây sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc về chủ đề này, các bạn hãy cùng theo dõi đến cuối bài để giải đáp thắc mắc trên nhé!

an-nhieu-duong-co-bi-tieu-duong-khong

Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Theo tài liệu của một số thống kê cho biết, hầu hết những người thường xuyên ăn nhiều đường trong quá khứ đều đang mắc bệnh đái tháo đường. Bởi khi bạn ăn nhiều đường kết hợp với lười vận động sẽ làm cho cơ thể bị thừa cân dẫn tới béo phì. Chính tình trạng béo phì này khiến cho các tế bào kháng insulin phát triển nhanh chóng. Nếu lượng insulin tiết ra không đủ để cân bằng lại những tế bào kháng insulin này lâu dần sẽ hình thành bệnh tiểu đường. 

Riêng đối với những người tuyến tụy đã bị suy yếu, lượng hormone insulin luôn ít hơn so với người bình thường. Khi sử dụng quá nhiều đường sẽ làm cho cơ thể bị quá tải, hàm lượng insulin tiết ra không đủ để tham gia vào quá trình chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, lượng đường dư thừa sẽ đi vào máu và gây ra căng bệnh tiểu đường. 

Nhìn chung, người ăn nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều trường hợp mặc dù ăn nhiều đường nhưng không bị bệnh đái tháo đường do có thói quen sinh hoạt, tập thể dục đều đặn cũng như chế độ dinh dưỡng cân bằng có sự kết hợp giữa đồ ngọt, rau xanh và uống nhiều nước.

Một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh tiểu đường có thể kể đến như:

Do di truyền

Mắc bệnh cao huyết áp

Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa Glucose

Tuyến tụy bị tổn thương gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin bị suy giảm

benh-tieu-duong-co-chưa-duoc-khong

Bệnh tiểu đường có điều trị được không?

Đái tháo đường là căn bệnh chưa có thuốc và phương pháp điều trị khỏi hẳn. Việc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này gây ra. 

Có rất nhiều phương pháp giúp kiểm soát lượng đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường. Ngay dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số phương pháp điều trị phổ biến nhất:

Điều trị bệnh tiểu đường bằng Insulin

Như các bạn cũng đã biết, Insulin là hormone đóng vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa đường glucose tạo thành năng lượng cho  cơ thể tham gia mọi hoạt động thể chất hàng ngày. Khi thiếu Insulin, lượng đường glucose sẽ không được chuyển hóa và đi thẳng vào máu. Đây cũng là cơ sở để người bệnh tiểu đường có thể trị bệnh bằng phương pháp sử dụng Insulin nhân tạo. 

Hormone Insulin điều trị bệnh tiểu đường được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm hoặc thuốc uống. Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp này điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần chú ý tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp người bệnh đái tháo đường đã xuất hiện những dấu hiệu của biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê thêm một số loại thuốc để điều trị như: thuốc chữa bệnh thận, thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch, ... tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam

Điều trị tiểu đường bằng thuốc Nam hay còn được gọi là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền bằng cách sử dụng các nguyên liệu bào chế thuốc, dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, dùng thuốc Nam có một điểm hạn chế đó là tác dụng của thuốc sẽ chậm hơn so với thuốc Tây. Do đó, các chuyên gia thường yêu cầu người bệnh dùng thuốc Nam kết hợp cùng thuốc Tây để hỗ trợ điều trị nhanh nhất. 

Một số vị thuốc từ tự nhiên có tác dụng điều trị căn bệnh tiểu đường là: mướp đắng, lá xoài, dây thìa canh, quế chi, cây mật gấu, …

benh-tieu-duong-la-gi

Một số cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hiện nay đã được xếp vào một trong 3 căn bệnh phổ biến và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất. Chính vì vậy, chúng ta cần nâng cao cảnh giác với căn bệnh này bằng một số biện pháp phòng ngừa như sau:

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

- Tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày

- Kiểm soát cân nặng ở mức cho phép tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây ảnh hưởng đến sức khỏe

- Hạn chế ăn các loại đồ ăn nhiều chất béo và những loại có chứa chất kích thích như: rượu, bia, nước ngọt, ...

- Ngủ đủ giấc và hạn chế tình trạng thức khuya rồi ngủ bù vào ngày hôm sau

- Sử dụng đường ngọt ở mức vừa đủ hàng ngày. 

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc:"Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không? Và để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất,  mỗi người chúng ta đều nên chủ động ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống lành mạnh cũng như duy trì lối sống khoa học để hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook