Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Hướng dẫn cách cho bé ăn dặm chuẩn khoa học

Ăn dặm chính là mốc thời gian quan trọng đánh dấu một bước ngoặt mới trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ về cách thức cũng như những điều cần lưu ý trước khi cùng bé yêu bước vào cuộc hành trình mới này. Vậy cho bé ăn dặm như thế nào là đúng? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết về cách cho bé ăn dặm đúng chuẩn khoa học ngay dưới đây nhé!

thoi-diem-cho-be-an-dam

Khi nào có thể cho bé ăn dặm?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu mẹ cho trẻ tập ăn dặm quá sớm có thể khiến bé bị đau dạ dày và gây ảnh hưởng tới chức năng của vị giác. Còn nếu mẹ cho bé ăn dặm quá muộn sẽ khiến cơ thể trẻ không có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh, ngoài ra còn làm cho cơ hàm phát triển chậm lại. Vì vậy, có thể nói chọn đúng thời điểm ăn dặm là bước đầu tiên ba mẹ cần chú ý nếu muốn tập cho con ăn dặm đúng cách.

Theo AAP (học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ) công bố, trẻ có thể bắt đầu tập ăn dặm khi con được từ 4 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có những cột mốc phát triển khác nhau vì vậy mẹ hãy lưu lại những dấu hiệu nhận biết bé yêu đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm được chúng tôi liệt kê ngay dưới đây:

- Con có thể tự ngồi mà không quá nhiều sự trợ giúp từ mẹ

- Cảm thấy thích thú với mọi thứ xung quanh, nhất là với những món ăn của cả gia đình. 

- Cố gắng cầm cho vào miệng món đồ nào đó

- Mặc dù bú đủ cữ sữa mỗi ngày nhưng con vẫn còn đói.

cach-cho-be-an-dam-khoa-hoc

Cách cho bé ăn dặm chuẩn khoa học

Để giúp bé phát triển toàn diện, ngay khi bắt đầu tập ăn dặm bố mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính bao gồm: protein (trứng, sữa, cá, thịt, ...), tinh bột (gạo, ngô, khoai, ...), chất béo (mỡ động vật, vừng, lạc, ...), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi, ...) nhé.

Phương pháp ăn dặm cho bé:

Khi mới cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên đút cho con ăn ít một (khoảng 1/2 thìa cà phê thức ăn) hoặc có thể ít hơn. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp vừa đút vừa trò chuyện với bé để con hứng thú hơn với bữa ăn. Hoặc để giúp con tập ăn dễ dàng hơn, mẹ hãy cho bé bú một ít sữa mẹ trước, rồi mới bắt đầu cho trẻ ăn.

Trong quá trình ăn dặm, bạn nên hình thành những thói quen tốt cho trẻ như: cho con ngồi thẳng, ăn từng thìa, có khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đút để con nuốt hết rồi tiếp tục và dừng lại khi con đã no. Nếu trẻ tỏ thái độ nhăn nhó, ngậm chặt miệng hoặc phì thức ăn ra ngoài thì mẹ không nên ép bé ăn nữa. Thay vào đó, hãy kiên trì đợi cho đến khi con cảm thấy hứng thú và vui vẻ há miệng mẹ nhé.

Lượng ăn dặm cho bé:

Tùy vào thể trạng cũng như khả năng ăn của trẻ là ít hay nhiều mà mẹ nên cho bé ăn với một lượng thức ăn phù hợp. Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé 1-2 bữa mỗi ngày. Lưu ý: mỗi bữa phải cách nhau ít nhất khoảng 2 giờ đồng hồ để bé tiêu hóa hết lượng thức ăn từ bữa trước.

Nếu trẻ ăn ít mẹ có thể cho con bú thêm sữa mẹ sau khi kết thúc bữa ăn.

Dụng cụ ăn dặm cho bé:

Muỗng cà phê nhỏ là sự lựa chọn hoàn hảo khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm. Để ngăn ngừa những tổn thương cho trẻ khi ăn, mẹ nên lựa chọn loại muỗng được làm bằng nhựa, silicon mềm không có cạnh sắc nhọn.

Ngoài ra, để nấu được chính xác liều lượng thì mẹ hãy sắm ngay bộ dụng cụ có vạch chia sẽ để phục vụ cho việc nấu nướng đạt hiệu quả nhất nhé.

nguen-tac-khi-cho-tre-an-dam

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm lần đầu mẹ cần nắm rõ

Để nắm được rõ cách cho bé ăn dặm đúng chuẩn, ba mẹ hãy lưu ý một số điều được liệt kê dưới đây:

- Nấu chín và nghiền thật nhỏ thức ăn

Với bé từ 6 - 8 tháng tuổi hầu hết đều chưa hình thành phản xạ nhai. Chính vì vậy, khi thức ăn không được nghiền nhỏ có thể khiến trẻ bị hóc. Do đó, trước khi cho bé ăn, mẹ hãy kiểm tra lại thật kỹ xem thức ăn đã được nghiền nhỏ hết hay chưa nhé. 

Với những trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi, lúc này mẹ đã có thể cho bé ăn những loại thức ăn mềm, được nấu nhuyễn để kích thích nướu phát triển nhanh hơn.

- Kết hợp các loại thức ăn với nhau:

Mẹ cần bổ sung cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cung cấp đa dạng các thực phẩm ăn dặm mỗi ngày để bé không cảm thấy nhàm chán. Đồng thời, tránh trường hợp, sử dụng lạp đi lặp lại thực đơn có thể dẫn đến dư thừa hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng nào đó. 

- Cho trẻ ăn đúng giờ:

Một kế hoạch cụ thể về thời gian ăn uống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tạo thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp dạ dày của trẻ làm quen với thức ăn, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. 

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Khi chế biến món ăn cho trẻ, mẹ hãy chọn mua những loại thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Và đừng quên rửa sạch tay trước khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

- Khơi dậy hứng thú ăn uống cho trẻ

Mẹ hãy lựa chọn những loại thìa, bát, đĩa, … có màu sắc rực rỡ, hình thù ngộ nghĩnh sẽ làm cho bé tập trung hơn khi ăn.

Vừa đút, vừa nói chuyện sẽ giúp không khí bữa ăn trở nên vui vẻ, hào hứng hơn.

- Một vài lưu ý khác mẹ không nên bỏ qua

Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mật ong, ...

Chú ý đến nhiệt độ của món ăn, tránh cho con ăn khi quá nóng hoặc quá nguội.

Không thêm gia vị khi nấu nướng đối với khẩu phần của trẻ. 

Trong quá trình cho bé ăn dặm mẹ chú ý vẫn cho trẻ bú đầy đủ. Vì trong thời gian này, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ nhỏ. Hy vọng với những thông tin về cách cho bé ăn dặm chuẩn khoa học được chúng tôi liệt kê ở trên sẽ hỗ trợ mẹ tốt hơn trong cuộc hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu khỏe mạnh nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook