Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Giải đáp thắc mắc: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

"Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?" là câu hỏi được không ít người bệnh đặt ra sau khi được bác sĩ chẩn đoán mình mắc căn bệnh này. Vậy bệnh suy tuyến giáp là bệnh gì? có nguy hiểm không? Hãy cũng Nano Healthtech đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

tong-quan-ve-benh-suy-giap

Tổng quan về bệnh suy giáp

Suy giáp hay suy tuyến giáp là thuật ngữ chỉ tình trạng tuyến giáp đang hoạt động kém, không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho những quá trình chuyển hóa trong cơ thể. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh suy giáp hầu như không gây ra những triệu chứng bất thường nào. Nhưng nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra những vấn đề về sức khỏe như:  bệnh về tim mạch, xương khớp, béo phì, có thể dẫn tới vô sinh hoặc dị tật thai nhi, ...

Nguyên nhân gây bệnh suy giáp rất đa dạng, nó có thể xuất phát từ sự thiếu hụt iot trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, do rối loạn miễn dịch, do sử dụng thuốc chữa bệnh có tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, ...

benh-suy-giap-co-nguy-hiem-khong

Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

Nếu không có phương pháp điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh suy tuyến giáp có thể tiến triển theo chiều hướng xấu đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu hỏi " Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?" thì câu trả lời chắc chắn là có. Chính vì vậy, người bệnh suy giáp cần duy trì tái khám sức khỏe định kỳ để quản lý căn bệnh này thật tốt, hạn chế tối đa những biến chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngay dưới đây là những biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải của người bệnh suy giáp:

Tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh 

Nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu mắc rối loạn hoạt động tuyến giáp nhưng không được điều trị thì khả năng thai nhi bị dị tật bẩm sinh sẽ cao hơn rất nhiều so với những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu có sức khỏe bình thường. 

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ, vì thế nếu mẹ bầu mắc bệnh về tuyến giáp mà không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những nguy cơ sau:

- Ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh

- Kìm hãm sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ

Bị bệnh bướu cổ 

Khi tuyết giáp phải hoạt động hết công suất để cung cấp đủ lượng hormone đáp ứng cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Điều này sẽ làm cho tuyến nội tiết này phình to lên, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó không những gây ra bệnh bướu cổ mà còn gây mất thẩm mỹ cũng như khả năng ăn uống của người bệnh. 

Bệnh về tim mạch

Khi mắc bệnh suy giáp, dù là ở dạng nhẹ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Tuyến giáp hoạt động kém, đồng nghĩa với việc nồng độ cholesterol tăng lên có thể gây ra xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, ... khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, ...

Ngoài ra, suy tuyến giáp cũng có thể khiến dịch tích tụ quanh tim làm tăng nguy cơ tràn dịch ngoài tim và khiến hoạt động vận chuyển máu từ tim trở trên khó khăn hơn. 

Bị vô sinh

Nồng độ hormone tuyến giáp thấp sẽ gây ảnh hưởng đến sự rụng trứng. Và vô tình làm giảm giảm khả năng thụ thai, có con ở nữ giới. Mặc dù được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp nhưng cũng không thể chắc chắn rằng phụ nữ chỉ bị tuyến giáp có thể sinh con bình thường được. 

Các vấn đề về tâm lý

Bệnh suy tuyến giáp nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần và có thể khiến người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm. 

Kéo dài sẽ làm cho bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm giảm chức năng tâm thần của người bệnh. 

Bệnh phù niêm

Là biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh cho thấy bệnh suy giáp đã trở nặng mà không được điều trị. 

Bệnh này sẽ làm chậm lại quá trình trao đổi chất khiến người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê

Chính vì vậy, với người bệnh suy giáp nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức hoặc không chịu được lạnh, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé. 

benh-suy-giap-co-chua-duoc-khong

Bệnh suy giáp có chữa được không?

Người bệnh suy tuyến giáp thường phải bổ sung hàm lượng hormone thay thế levothyroxin hàng ngày để hỗ trợ tuyến giáp hoạt động ổn định. bác sĩ điều trị sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm để chẩn đoán mức độ thiếu hụt hormone tuyến giáp của người bệnh để từ đó đưa ra liều lượng phù hợp. Bệnh suy giáp nếu được phát hiện và điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra thì có thể kiểm soát được tốt căn bệnh này. 

Nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này, khi thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu được liệt kê dưới đây bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất

  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Khô da
  • Táo bón kéo dài
  • Khàn tiếng
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao hơn bình thường
  • Đau mỏi các khớp
  • Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới
  • Tóc rụng nhiều
  • Nhịp tin chậm
  • Hay lo lắng, phiền muộn
  • Trí nhớ bị suy giảm

Vậy là chúng ta đã cùng giải đáp được câu hỏi: "Suy giáp có nguy hiểm không?" qua những thông tin được chia sẻ ở trên. Thực tế cho thấy, suy giáp là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động nâng cao sức khỏe bản thân bằng cách áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm dòng sữa cho người bệnh suy giáp để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhé. Một trong những loại sữa tốt cho người bệnh suy giáp được tin dùng nhất hiện nay đó là Enlilac Thyro thuộc thương hiệu sữa Enlilac nổi tiếng tại Việt Nam.

Để biết thêm công dụng vượt trội của sản phẩm, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua những thông tin dưới đây để được giải đáp cụ thể hơn nhé!

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH NANO HEALTHTECH        

Trụ sở chính: Số nhà BT3.04, đường XP8 - Khu đô thị Viglacera Xuân Phương - Phường Xuân Phương - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội - Việt Nam.        

Điện thoại: 024.224.00.555        

Website: nanohealthtech.vn        

Email: nanohealthtech.ltd@gmail.com        

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook