Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Góc tư vấn: Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

"Trẻ mấy tháng ăn dặm" chắc chắn là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, nhất là với những ông bố, bà mẹ có con đầu lòng chắc hẳn sẽ rất băn khoăn. Bởi lẽ, thể trạng của mỗi bé là khác nhau đồng thời những biểu hiện cho biết con đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm cũng khác nhau khiến mẹ khó nhận biết. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về chủ đề này thông qua việc giải đáp những câu hỏi như ăn dặm là gì? Dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm và nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy? Mẹ hãy cùng theo dõi nhé!

an-dam-la-gi

Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là phương pháp cho trẻ ăn bổ sung thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, bao gồm đầy đủ chất dinh dưỡng có trong tinh bột, thịt, cá, trứng, sữa, rau, trái cây, ... Đây đều là nguồn cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ phát triển một cách toàn diện song song với sữa mẹ. Như các bạn cũng đã biết, sữa mẹ cung cấp nhiều yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh cúm vặt. Chính vì vậy trong giai đoạn cho bé tập ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú mỗi ngày, những lưu ý có thể giảm dần lượng sữa và tăng dần lượng thức ăn dần theo độ tuổi cũng như nhu cầu của trẻ.

Dấu hiệu cho biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Để xác định bé yêu sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện sau đây: 

- Con đòi bú nhiều hơn mặc dù mới bú cách đó không lâu.

- Hay cho tay vào miệng.

- Khi nhìn người lớn ăn bé thể hiện sự thích thú với những món ăn và đòi ăn cùng.

- Bé đã có thể tự giữ đầu và ngồi ghế ăn mà không cần quá nhiều sự trợ giúp từ mẹ.

- Bé bắt đầu hình thành phản xạ nuốt và không dùng lưỡi để đầy thức ăn ra ngoài.

tre-may-thang-an-dam

Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thời điểm tốt nhất để cho bé tập ăn dặm là khi con được 6 tháng tuổi trở lên, mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn dặm quá sớm vì:

- Khi chưa đủ 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa cũng như hệ miễn dịch của con còn rất non nớt và chưa phát triển toàn diện, dẫn tới khả năng hấp thu dưỡng chất từ nguồn dinh dưỡng khác sữa mẹ còn kém nên dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận và hệ tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc mắc viêm đường hô hấp do trẻ bị sặc trong lúc ăn do cơ thể chưa thành thạo hoạt động ngậm, nuốt. 

Bên cạnh đó, khi con bắt đầu tập ăn dặm thì tần suất bú sữa mẹ cũng sẽ giảm dần khiến cơ thể bé có thể không được bổ sung đủ một vài vi chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời cũng sẽ làm cho nguồn sữa mẹ không còn dồi dào như trước nữa. 

Chính vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé sau này. 

Nhưng nếu bước sang tháng thứ 7 mà mẹ vẫn chưa bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm để bổ sung dưỡng chất thì cơ thể bé sẽ không bắt kịp được tốc độ phát triển tiêu chuẩn so với những bé cùng lứa tuổi.

Tóm lại, Thời điểm thích hợp nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm đó là khi con tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé phát triển tương đối hoàn chỉnh cũng như đã dần ổn định để có thể hấp thu những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

quy-tac-cho-be-an-dam

Quy tắc tập cho trẻ ăn dặm

Vậy chúng ta nên tập cho trẻ ăn dặm như thế nào? 

Quy tắc đầu tiên là cho trẻ thức ăn từ sệt đến đặc dần, từ ít đến nhiều, một vài thìa hôm đầu, qua hôm sau cho ăn thêm. Nếu trẻ thích ăn thêm thì cho trẻ ăn thêm, nhưng tốt nhất cha mẹ nên quan sát đáp ứng của trẻ đối với thức ăn như thế nào để quyết định lượng thức ăn của trẻ.

Quy tắc thứ hai là chọn thực phẩm từ ít dị ứng đến dị ứng nhiều hơn. Tinh bột hay rau củ hầu như không có dị ứng, do đó, có thể thử bắt đầu cho trẻ ăn bột gạo, bột ngũ cốc, bột rau củ nghiền. Các loại rau xanh như cải thìa, bó xôi chứa rất nhiều chất sắt, ít dị ứng nên ba mẹ có thể dụng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Từ tháng thứ 7, cha mẹ có thể giới thiệu đạm thịt cho trẻ. Tuy nhiên, đạm là loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất, vì thế cha mẹ không nên cho trẻ ăn một số thực phẩm như: lòng trắng trứng gà, hải sản. Những loại cá đồng thì ít gây dị ứng hơn cá biển do cá biển chứa histamine trong cơ thể gây dị ứng

Ngoài ra, một số loại cá biển có chứa thủy ngân mà hệ tiêu hóa của trẻ không đủ sức để lọc hết thủy ngân khiến trẻ có thể hấp thụ nhiều thủy ngân, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tạo máu, … Đặc biệt, không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong vì có chứa độc tố botulinum gây yếu liệt cho trẻ.

Câu hỏi "Trẻ mấy tháng ăn dặm?" chắc hẳn đã được giải đáp phần nào qua những thông tin cơ bản được chúng tôi chia sẻ ở trên. Mong rằng bài viết có thể giúp mẹ có thêm kiến thức để chuẩn bị hành trang cho con tốt hơn, trong thời kỳ ăn dặm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook