Hotline: 024.224.00.555
Facebook
Zalo: 0936.294.997

Free shipping on all orders over $85

Giải đáp thắc mắc: Người bị tuyến giáp có ăn được lạc không?

Lạc được biết đến là một loại hạt cung cấp hàm lượng chất béo thực vật dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Vậy người bị tuyến giáp có ăn được lạc không? Các bạn hãy cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

dinh-duong-tu-cu-lac

Giá trị dinh dưỡng của lạc

 Lạc hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu phộng là một loại cây thuộc họ đậu và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Thành phần dinh dưỡng mà hạt lạc cung cấp cho chúng ta vô cùng phong phú, cụ thể như sau:

 Lạc hay còn được biết đến với tên gọi khác là đậu phộng là một loại cây thuộc họ đậu và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Thành phần dinh dưỡng mà hạt lạc cung cấp cho chúng ta vô cùng phong phú, cụ thể như sau:

Chất béo: Trong 100g lạc có chứa đến 49,2g chất béo lành mạnh. Do đó, đây cũng là nguồn nguyên liệu dùng để ép lấy dầu phổ biến hiện nay. Hàm lượng chất béo trong hạt lạc hầu hết là chất béo không bão hòa, được tạo thành từ axit oleic và linoleic, phần còn lại chính là omega 6 và chất béo bão hòa

Protein: Mỗi 100g lạc sẽ cung cấp khoảng 25,6g protein (khoảng 22-30% calo). Phần lớn các loại protein trong hạt lạc là conarachin và arachin. Đây là 2 thành phần có thể gây dị ứng nghiêm trọng với một số người có cơ địa dễ bị dị ứng đồng thời gây ra những tác dụng phụ có thể đe dọa đến tính mạng của chúng ta.

Carbohydrate: Lạc có chứa hàm lượng carb thấp, chỉ chiếm khoảng 13 đến 16% tổng trọng lượng. Vì thế, ăn lạc thường xuyên sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ số đường huyết trong máu. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng lạc để kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết trong cơ thể. 

Các loại vitamin và khoáng chất: cung cấp nguồn vitamin cho cơ thể cụ thể như vitamin B1, B3, vitamin E, folate (vitamin B9), photpho, mangan, magie, ...

Ngoài ra, trong lạc còn có chứa nhiều chất có tính chống oxy hóa tế bào tốt cho sức khỏe như Resveratrol, Acid p-Coumaric, Phytosterol, Acid phytic.

nguoi-bi-tuyen-giap-co-an-duoc-lac-khong

Người bị tuyến giáp có ăn được lạc không?

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào công bố người mắc bệnh tuyến giáp không nên ăn lạc. Chính vì vậy, khi bị bệnh liên quan đến tuyến giáp bạn vẫn có thể ăn lạc nhé. 

Việc bạn sử dụng lạc đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

Giúp tăng cường sức khỏe hệ thống tim mạch

Mắc bệnh tuyến giáp thường đi kèm với một số triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch như rối loạn nhịp tim,  tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, ... Lúc này, hàm lượng chất béo thực vật có trong lạc sẽ rất tốt cho hệ tim mạch, giúp cho người bệnh giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm khác lên bộ phận tim mạch.

Bên cạnh đó, trong lạc còn có chứa nhiều vitamin E, folate (vitamin B9), mangan và protein hỗ trợ duy trì một trái tim khỏe mạnh đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh động mạch và bệnh béo phì.

Ngăn ngừa tình trạng rụng tóc

Người bệnh tuyến giáp thường hay gặp phải tình trạng rụng tóc. Nguyên nhân chính là do bị rối loạn sản xuất các hormone tuyến giáp T3, T4 và TSH gây. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như: Bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu các vi chất khiến tóc dễ bị xơ yếu và gãy rụng hơn.

Các thành phần dinh dưỡng có trong lạc giúp cơ thể nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt, chắc khỏe hơn. Đặc biệt, trong lạc có chứa biotin, đây là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với một mái tóc khỏe mạnh.

Tăng cường khả năng ghi nhớ của trí não

Hợp chất resveratrol kết hợp với vitamin B3 có trong lạc giúp các chức năng của não bộ hoạt động tốt hơn.  Do đó, nếu bạn sử dụng lạc trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh tăng cường khả năng ghi nhớ, tập trung trí não tốt hơn, ... 

Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi mật

Nếu người bệnh tuyến giáp mắc thêm bệnh sỏi mật thì chắc chắn sức khỏe sẽ giảm sút nghiêm trọng. Việc ăn lạc thường xuyên sẽ giúp người bệnh phòng ngừa được tối đa những nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh sỏi mật ở cả nam và nữ.

Xem thêm:

Người bị tuyến giáp có ăn được rong biển không?

Người bị tuyến giáp có ăn được giá đỗ không?

nguoi-benh-tuyen-giap-an-lac-can-luu-y-gi

Người bệnh tuyến giáp ăn lạc cần lưu ý gì?

Một số phản ứng không mong muốn

- Bị ngộ độc aflatoxin: Khi ăn phải lạc đã bị nấm, mốc có thể dẫn đến tình trạng bị ngộ độc. Một số biểu hiện khi bị ngộ độc mà bạn cần lưu ý như: vàng da, chán ăn, đau tức xung quanh khu vực gan. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

- Bị dị ứng: Thành phần protein trong lạc chủ yếu là conarachin và arachin. Đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị dị ứng. Mặc dù xác suất xảy ra trường hợp này rất thấp nhưng một khi phản ứng dị ứng xảy ra sẽ rất nguy hiểm và có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Khi ăn lạc mà bạn thấy cơ thể xuất hiện mẩn đỏ, có cảm giác tê môi, tê ở đầu lưỡi, khó thở hoặc bị tiêu chảy. Thì hãy đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời nhé.

Cách sử dụng lạc đúng cách

Thứ nhất đó là không nên ăn lạc khi bụng đói, vì trong thành phần của lạc có chứa lượng chất béo khá cao sẽ khiến bạn bị đầy bụng, chướng bụng, gây khó chịu.

Mẹ bầu bị tuyến giáp trong giai đoạn mang thai không nên ăn quá nhiều lạc bởi sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng.

Với những người mắc một số bệnh nền như: gan nhiễm mỡ, mỡ máu cao, bệnh gout thì nên ăn lạc ở mức vừa phải, hạn chế ăn quá nhiều vì sẽ làm cho bệnh chuyển biến nặng hơn.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã tự mình trả lời được câu hỏi người bị tuyến giáp có ăn được lạc không và những lưu ý khi ăn lạc để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe rồi phải không nào. Bên cạnh đó, để hỗ trợ tăng cường sức khỏe một cách tối ưu nhất bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm sữa dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp Oscare Nutrition Thyro hiện đang được rất nhiều người mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp tin tưởng lựa chọn. Với những thành phần dưỡng chất dồi dào cũng như những công dụng tuyệt vời nó đem lại chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho sức khỏe của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Name * *
Website
Comment
Contact Me on Facebook